(HBĐT) - Dù khó khăn về nguồn vốn, Kim Bôi là huyện được UBND tỉnh đánh giá đã tập trung triển khai các dự án khẩn cấp di dân tái định cư (TĐC) vùng sạt lở, cơ bản đáp ứng yêu cầu về tiến độ. UBND huyện Kim Bôi tập trung chỉ đạo hoàn thiện các dự án khẩn cấp di dân TĐC bảo đảm chỗ ở mới có hạ tầng tốt, an toàn, hỗ trợ người dân vùng thiên tai sớm ổn định cuộc sống.


Gia đình anh Bùi Văn Thám đã đổ xong mái nhà tại khu tái định cư Mớ Khoắc, xã Hạ Bì (Kim Bôi).

 Chúng tôi đến thăm khu TĐC xóm Mớ Khoắc vào trung tuần tháng 8. Đây là 1 trong 3 khu TĐC khẩn cấp di dân vùng sạt lở đã cơ bản hoàn thiện hạ tầng, mặt bằng, đường giao thông, nước sinh hoạt. Người dân đang hoàn thiện nhà để dọn về ở. Gần 12 giờ, gia đình anh Bùi Văn Thám vẫn tranh thủ trộn vữa để chát áo cho ngôi nhà mới, xây bếp và khu vệ sinh. Gần đó, ngôi nhà ở đầu khu TĐC cũng đã xây xong phần thô, cất xong mái bằng… Anh Thám phấn khởi: Chính quyền đã xây dựng khu TĐC để bảo vệ tính mạng người dân, chúng tôi rất biết ơn chủ trương di dân và sự hỗ trợ của tỉnh, huyện. Khu TĐC gần đường 12 B, có hạ tầng hoàn chỉnh, bao gồm đường giao thông, đường thoát nước, điện, nước sinh hoạt xây dựng cả đèn đường… hơn hết là xa núi đồi - nơi nhiều nguy cơ sạt lở. Người dân được nhận đất phân lô, mỗi nhà rộng 9 m, dài 25m. Gia đình tôi được hỗ trợ 40 triệu đồng, trong đó có 20 triệu tiền chính sách di chuyển nhà của Nhà nước, 20 triệu là nguồn vốn của tổ chức mặt trận, bà con chòm xóm hỗ trợ di chuyển nhà, đồ đạc. Đến ngày 31/5 vừa rồi, khu TĐC đã có điện, nước, mặt bằng. Nhà đã hoàn thiện xong phần thô, cất mái, lắp điện, nước, có thể ở được. Đồ đạc cũng chuyển hết ra nhà mới. Bây giờ trời mưa gió, chẳng phải thấp thỏm lo trượt sạt, đất, đá vùi lấp. Chỗ ở cũ nằm trên sườn đồi xóm Mớ Khoắc có vết trượt dài rất nguy hiểm, giờ chỉ là nơi chăn thả gia súc và trồng cây ăn quả.

Chủ tịch UBND xã Hạ Bì Bùi Ngọc Thảo cho biết: Sau đợt mưa lũ lịch sử cuối tháng 10/2017, tại 2 xóm Mớ Khoắc và Mớ Đồi xuất hiện vết trượt sạt dài hàng trăm mét, ăn sâu hàng mét dọc theo sườn đồi. Đất, đá trượt sạt làm hư hại nhiều nhà cửa, đe dọa tính mạng người dân. Để bảo đảm an toàn cho 25 hộ khu vực nguy cơ cao sạt lở, huyện tập trung triển khai khu TĐC Mớ Khoắc. Hiện tất cả các hộ đã xây nhà, nhiều nhà có thể ở tạm. Nơi cũ trượt sạt chỉ là chuồng gia súc, gia cầm và trồng cây của bà con. Chính quyền xã thường xuyên tuyên truyền, ứng trực, khuyến cáo người dân tuyệt đối không trở về nơi ở cũ, nhất là thời điểm mưa khả năng trượt sạt đồi rất lớn.

Trên địa bàn huyện Kim Bôi đang triển khai 3 dự án khẩn cấp di dân TĐC theo chỉ đạo của UBND tỉnh là các khu TĐC: xóm Đúp, xã Tú Sơn; xóm Tranh Trên, xã Vĩnh Đồng và xóm Mớ Khoắc, xã Hạ Bì. Mặc dù trong điều kiện khó khăn về nguồn vốn, UBND huyện đã chỉ đạo triển khai đầu tư hạ tầng và hỗ trợ người dân chuyển đến để bảo đảm an toàn. Đến nay, 100% hộ dân đã chuyển về các khu TĐC. Trong đó khu TĐC xóm Đúp, xã Tú Sơn có 30/30 hộ đã đổ mái hoặc lợp mái xong. Khu TĐC xóm Tranh Trên, xã Vĩnh Đồng có 26 hộ thì có 9 nhà đã lợp mái xong, 17 nhà đã xây dựng tường. Khu TĐC Mớ Khoắc, đã có 19/29 hộ đổ mái hoặc lợp mái xong.

Để bảo đảm tính đồng bộ triển khai các dự án TĐC, UBND huyện Kim Bôi đã đề xuất với tỉnh xem xét nguyện vọng các hộ dân được chuyển mục đích sử dụng đất từ đất ở sang đất sản xuất tại nơi ở cũ để các hộ có điều kiện phát triển sản xuất, giảm bớt khó khăn. Điều chỉnh một số hạng mục các khu TĐC so với thiết kế ban đầu như hệ thống cấp nước sinh hoạt thuộc dự án tại xóm Đúp và hạng mục nước sinh hoạt khu TĐC xóm Tranh Trên. Đồng thời hỗ trợ kinh phí còn thiếu với tổng số tiền 25,2 tỷ đồng.

 

Lê Chung

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục