Trường tiểu học Lý Tự Trọng (TP Hòa Bình) dựng bể bơi di động, dạy bơi cho học sinh để phòng, chống đuối nước.
Gần một tháng nay, tại thôn Hợp Thung, xã Long Sơn (Lương Sơn) người dân ai cũng xót thương cháu Nguyễn Việt Thắng (SN 2008) và cháu Bùi Hoàng Anh (SN 2008) bị chết đuối khi tắm tại ngầm An Thịnh (Long Sơn). Gia đình anh Bùi Văn Luân và chị Bùi Thị Hải, thôn Hợp Thung vẫn chìm sâu trong nỗi đau mất con trai là cháu Bùi Hoàng Anh. Đôi mắt chị Hải đỏ hoe vì khóc con. Chị Hải chỉ biết gào thét gọi tên con mong con trở về bên gia đình nhưng điều đó là vô vọng.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đuối nước là do nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội còn hạn chế về mối nguy hiểm của đuối nước ở trẻ. Trẻ em thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ. Trẻ em chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Mưa bão thường xuyên khiến sông, suối hình thành nhiều hố xoáy sâu, tiềm ẩn mối nguy hại đến trẻ nhỏ. Trời nắng nóng, các em thường tự ý xuống tắm mà không biết mức độ nguy hiểm. Hiện nay, tỷ lệ trẻ em có cơ hội được học bơi ở tỉnh ta còn thấp. Ngoài ra, sự thiếu giám sát của người lớn, sự chủ quan của bố mẹ để trẻ tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như: sông, suối, ao, hồ... là nguyên nhân chủ yếu gây đuối nước. Mặt khác, hiện nay, môi trường sống ngay trong từng gia đình và ngoài cộng đồng chưa an toàn, tiềm ẩn các nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Các khúc sông, hồ nước sâu, nước xoáy gần khu dân cư không có rào chắn, biển cảnh báo nguy hiểm.
Đồng chí Phạm Thị Thanh Hiến, Trưởng phòng Bảo vệ trẻ em và Bình đẳng giới (Sở LĐTB&XH) cho biết: Trong thời gian tới, để hạn chế tai nạn đuối nước ở trẻ em cộng đồng cần tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống đuối nước; phổ biến tới người dân các văn bản quy định về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em như: Luật Trẻ em năm 2016 với những quy định trách nhiệm của Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, Quyết định số 234/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch số 48/KH-UBND về Chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Để phòng, chống đuối nước cho trẻ, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó là phải dạy trẻ biết bơi. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng trẻ thiếu kỹ thuật bơi khá phổ biến. Vì thế, việc tích cực xã hội hóa để xây dựng bể bơi cho trẻ em đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, trước diễn biến thất thường của thời tiết, mưa bão thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh, các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, dân cư phân bố thưa thớt cần có biển báo để trẻ được biết về mức độ nguy hiểm của khu vực ao, hồ, sông, suối. Những khu vực trẻ em thích tụ tập cần có đội tình nguyện giám sát thường xuyên.
Ngoài ra, để giảm tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước cần phải tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực phòng tránh tai nạn, thương tích đuối nước trẻ em tại cộng đồng cho cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã, đội ngũ cộng tác viên thôn, xóm, cán bộ Hội phụ nữ, cán bộ y tế, giáo viên…về kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; kỹ năng xây dựng kế hoạch triển khai các hoạt động can thiệp phòng, chống tai nạn thương tích tại cộng đồng; kỹ năng giám sát quy định về xây dựng "Ngôi nhà an toàn”, "Trường học an toàn”. "Cộng đồng an toàn” cho trẻ em để phòng tránh tai nạn thương tích và phòng, tránh đuối nước cho trẻ em.
Thu Thủy
(HBĐT) - Có mặt tại khu TĐC Trung Minh trong những ngày đầu tháng 9, thuộc địa điểm xóm Tân Lập, xã Trung Minh (TP Hòa Bình). Tại đây ngay sau tháng "Cô hồn” tính theo âm lịch vừa qua đi, liên tiếp có đến 7 hộ gia đình đã bắt tay ngay vào xây dựng nhà cửa. Các hộ có đất và đang tiến hành xây dựng tại khu TĐC Trung Minh này đều thuộc diện di dời khẩn cấp khỏi nơi sạt lở nguy hiểm tại tổ 26, phường Đồng Tiến mấy tháng vừa qua.