(HBĐT) - Năm 2009, gia đình bà Nguyễn Thị Lâm ở xóm Mời Mít, xã Yên Mông (TP Hòa Bình) được vay vốn chương trình HS-SV cho con gái đi học đại học Sư phạm. Đến nay, con gái bà đã ra trường, đi làm được 4 năm và trả hết nợ. Năm 2014, gia đình bà lại được vay vốn chương trình NS&VSMT đầu tư xây dựng bể nước và công trình phụ.


Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà Nguyễn Thị Lâm xóm Mời Mít, xã Yên Mông đầu tư xây dựng công trình NS&VS nâng cao chất lượng cuộc sống.

 

Bà Bùi Thị Đông, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Mời Mít cho biết: Hầu hết các hộ nghèo, đối tượng chính sách ở xóm Mời Mít đều được vay vốn ưu đãi từ NHCSXH để đầu tư vào sản xuất, chăn nuôi, xây dựng công trình NS&VSMT, nuôi con ăn học. Tổ có 32 thành viên vay vốn NHCSXH qua kênh Hội Nông dân với dư nợ đạt 419 triệu đồng. Nhìn chung các hộ đều sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

Hiện tại, xã Yên Mông thực hiện 8 chương trình tín dụng chính sách với dư nợ trên 8,7 tỷ đồng, 482 hộ còn dư nợ. Trong đó chương trình NS&VSMT có dư nợ cao nhất trên 4,6 tỷ đồng, chương trình SX-KD dư nợ trên 1,8 tỷ đồng, chương trình giải quyết việc làm dư nợ trên 700 triệu đồng...Tỷ lệ nợ quán hạn chiếm 0,08% tổng dư nợ; số dư tiền gửi tiết kiệm gần 500 triệu đồng. Xã có 14 tổ tiết kiệm và vay vốn trực tiếp bình xét các hộ đủ điều kiện vay vốn và giám sát việc sử dụng vốn của các hộ vay.

Để các nguồn vốn vay phát huy được hiệu quả, những năm qua, NHCSXH TP Hòa Bình đã phối hợp với các đoàn thể, chính quyền rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách có nhu cầu vay vốn để giải ngân kịp thời, đúng đối tượng. Ngoài tổ chức cho người dân vay vốn phát triển kinh tế, TP Hòa Bình thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng KH-KT vào sản xuất. Đồng thời, vận động người dân tham gia các lớp đào tạo nghề ngắn hạn để trang bị kiến thức, kỹ năng sản xuất đạt hiệu quả cao.

Đánh giá về tầm quan trọng của nguồn vốn ưu đãi trên địa bàn, Chủ tịch UBND xã Yên Mông Nguyễn Hữu Minh cho biết: Nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ cơ bản giải quyết được yêu cầu bức thiết nhất của người dân. Vì vậy, sau khi được vay vốn, nhiều gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất, sử dụng vốn có hiệu quả vào phát triển kinh tế gia đình theo các mô hình trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, trồng rừng, trồng cây ăn quả, phát triển kinh doanh, dịch vụ, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống gia đình và trả nợ vốn vay đúng hạn. Ngoài ra, từ nguồn vốn vay ưu đãi còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, giúp người dân thoát nghèo, cải thiện về nhà ở, nhiều HS-SV có điều kiện để học tập. Hết năm 2017, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 2,1%, thu nhập bình quân đầu người đạt 40 triệu đồng. 



                                                        Hải Linh

 

 

 

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục