(HBĐT) - Hiện đang là thời điểm các nhà phân phối, hộ kinh doanh tích cực dự trữ nguồn hàng phục vụ dịp Tết, nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, thị trường hàng hóa sôi động. Lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh với vai trò nòng cốt trong kiểm tra, kiểm soát đang triển khai các biện pháp ổn định thị trường, góp phần đảm bảo cung - cầu hàng hóa.


Hơn 11 tháng qua, giá xăng dầu đã ghi nhận 22 đợt điều chỉnh, trong đó có 6 lần tăng giá, 4 lần giảm giá và 12 lần giữ ổn định, tổng cộng giá xăng đã giảm trên 3.000 đồng/lít so với hồi đầu năm. Giá vàng có nhiều biến động, cao nhất là 36,48 - 36,63 triệu đồng/lượng, thấp nhất là 36,34 - 36,44 triệu đồng/lượng. Trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng đầu cơ, tích trữ hàng hóa nhằm mục đích trục lợi, gây bất ổn thị trường, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Tình trạng sản xuất, vận chuyển, buôn bán hàng không có nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng như thực phẩm công nghệ, mỹ phẩm vẫn diễn ra. Nổi lên tình trạng sản xuất, tiêu thụ men rượu kém chất lượng, gây bức xúc đối với nhân dân như vụ vi phạm của Chi nhánh tư nhân Quân Tám, địa chỉ xã Liên Sơn (Lương Sơn) sản xuất, kinh doanh men rượu không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, không nộp bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định, kinh doanh hàng hóa vi phạm về nhãn hàng hóa, phạt vi phạm hành chính 66 triệu đồng. Bên cạnh đó là hoạt động buôn bán hàng qua mạng internet diễn ra phổ biến nhưng chưa được kiểm soát hiệu quả; hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bị trà trộn, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.


Đội chống buôn lậu, gian lận thương mại (Cục Quản lý thị trường tỉnh) kiểm tra phương tiện và hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lưu thông vào địa bàn tỉnh.

Quyết tâm không để các vấn đề trên gây bất ổn thị trường, Cục QLTT tỉnh đã chỉ đạo toàn lực thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát theo sự lãnh, chỉ đạo của BCĐ 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục QLTT, UBND tỉnh, Ban chỉ đạo 389/ĐP tỉnh về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trên khâu lưu thông, phối hợp chặt chẽ với các ngành thành viên Ban chỉ đạo 389/ĐP dừng khám phương tiện vận chuyển hàng hóa có dấu hiệu vi phạm lưu thông qua địa bàn, ngăn chặn, xử lý kịp thời đối với hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc phối hợp với các cấp, ngành, cơ quan chức năng có liên quan trên địa bàn trong việc kiểm tra, kiểm soát thị trường như Công an, Y tế, NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố… được duy trì tốt, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác đấu tranh với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trái pháp luật, ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Những tháng cuối năm, Cục QLTT tập trung chỉ đạo kiểm tra, xử lý các vấn đề nóng, nổi cộm trên thị trường như: công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử giai đoạn 2018 - 2020; việc chuyển tiền kinh doanh qua POS trái phép về Trung Quốc; tăng cường các biện pháp phòng, chống buôn lậu, kinh doanh lợn, các sản phẩm lợn không rõ nguồn gốc; kiểm tra, xử lý vi phạm về sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm gạch men ốp lát nhãn hiệu "Royal”, kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, vận chuyển buôn bán nông sản.

Qua đấu tranh trên một số lĩnh vực đã phát hiện, xử lý 1 hành vi vi phạm về hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phạt vi phạm hành chính 2,5 triệu đồng; mặt hàng bột ngọt Ajinomoto giả tem nhãn, bao bì có trị giá gần 1,6 triệu đồng; 17 hành vi vi phạm về giá, chủ yếu về niêm yết giá, phạt vi phạm hành chính 15 triệu đồng. Các hành vi vi phạm khác như: không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, vi phạm về nhãn hàng hóa đối với hàng sản xuất trong nước, hàng nhập khẩu, không nộp bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tổng số tiền xử phạt 36,5 triệu đồng. Về lĩnh vực ATTP có 11 hành vi vi phạm, chủ yếu là sản xuất, kinh doanh không đảm bảo quy định về khoảng cách an toàn đối với nguồn độc hại, ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác, không niêm yết giá hàng hóa tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định, xử phạt vi phạm 19,5 triệu đồng.

Để ổn định thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Kỷ Hợi đang đến gần, lực lượng QLTT tỉnh tăng cường quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các đầu mối giao thông, điểm tập kết hàng hóa và phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thực thi công vụ. Tập trung kiểm tra mặt hàng trọng điểm là thực phẩm công nghệ, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng, thuốc lá, rượu, bia. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra liên ngành trước, trong và sau Tết Nguyên đán Kỷ Hợi của Ban Chỉ đạo 389/ĐP tỉnh, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các cơ sở sản xuất, kinh doanh không vi phạm quy định của pháp luật.


Bùi Minh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục