(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp đến thăm bản Dao Suối Kho, xã Hùng Tiến (Kim Bôi). Cuộc sống của bà con nơi đây có nhiều thay đổi. Những ngôi nhà dột nát được thay bằng nhà xây kiên cố. Con đường bùn, đất vào bản được bê tông hóa, nhà văn hóa xây dựng khang trang. Bao quanh bản là bạt ngàn màu xanh của những đồi keo.

Nhớ lại khó khăn ngày đầu đến đất Hùng Tiến, ông Triệu Văn Chẳn (72 tuổi) chia sẻ: "Năm 1966, chúng tôi di cư tới xã Hùng Tiến, lập thành bản Dao Suối Kho. Ơn Đảng, Nhà nước, cuộc sống giờ khác xưa nhiều lắm. Trước đây chỉ cần đủ ăn, có được manh áo ấm là mừng. Nay thì đường vào tận bản, xe máy vào tận nhà. Trẻ con được học chữ, học đại học, tốt nghiệp trở về quê hương làm cán bộ. Người dân nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhà nhà thi đua làm kinh tế, nhờ vậy mà ti vi, tủ lạnh, xe máy, gia đình nào cũng có. Suối Kho đã được công nhận làng văn hóa”.


 

Người dân bản Dao Suối Kho, xã Hùng Tiến (Kim Bôi) phấn khởi khi con đường vào xóm được bê tông hóa sạch, đẹp.

Suối Kho có 62 hộ với 300 nhân khẩu, 100% là người dân tộc Dao. Nhiều năm qua, cấp ủy, chính quyền xã Hùng Tiến tích cực vận động người dân phát triển kinh tế để nâng cao cuộc sống. Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu, xã nhận thấy đất tại Suối Kho phù hợp với trồng keo, bương nên đã tuyên truyền, khuyến khích người dân chuyển đổi đất bỏ hoang trồng keo, bương. Người dân kết hợp với chăn nuôi gia súc, nhờ vậy chất lượng cuộc sống có nhiều khởi sắc. Hiện tại, bản có 70 ha keo, 50 ha bương. Trong bản nhiều hộ làm kinh tế giỏi, thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm như hộ các ông: Triệu Văn Chẳn, Lý Kim Phiểu, Lý Kim Phây, Triệu Văn Nhân…

Bên cạnh đó, đời sống văn hóa tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao. Bản thành lập được đội văn nghệ, phong trào TD-TT phát triển mạnh. Người dân có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Trang phục truyền thống được phụ nữ Dao mặc hàng ngày. Các điệu múa, bài hát của dân tộc thường xuyên được biểu diễn tại các ngày lễ, Tết. Những hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang được người dân loại bỏ.

Đồng chí Lý Kim Phiểu, Bí thư chi bộ xóm Suối Kho chia sẻ: "Cuộc sống của bản Dao Suối Kho đổi thay là nhờ tinh thần đoàn kết, gắn bó và ý chí vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu của từng người, từng nhà. Đặc biệt, già làng Triệu Văn Chẳn là người có vai trò quan trọng trong việc vận động người dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Trước kia, đường vào bản là đường đất. Thực hiện chủ trương hiến đất làm đường giao thông, ông Triệu Văn Chẳn đã vận động người dân hiến đất, hiến cây. Ông tiên phong hiến 120 m2 đất ở làm đường giao thông. Đồng thời đến từng hộ tuyên truyền, giải thích giúp bà con hiểu về giá trị của đường giao thông vào xóm. Từ đó, người dân tích cực hưởng ứng. Toàn bản Suối Kho đã hiến được 3.500 m2 đất để làm đường giao thông”.

Với sự nỗ lực của từng gia đình, Suối Kho trở thành xóm thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT - XH của xã Hùng Tiến. Năm 2018, thu nhập bình quân của xóm đạt 17 triệu đồng/người, cao hơn thu nhập bình quân của xã 1 triệu đồng. Suối Kho 4 năm liên tục được công nhận làng văn hóa; 42/62 hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chiếm 67,74 %.


                                                                             Thu Thủy

 

 


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục