(HBĐT) - Được nâng hạng từ thị xã lên thành phố vào năm 2006, đến nay, TP Hòa Bình đã trải qua 13 năm phát triển. Có thể khẳng định, diện mạo thành phố ngày càng khang trang, hiện đại. Thế nhưng, "soi" vào các tiêu chí đô thị loại II thành phố đang hướng đến (vào năm 2020), các nhà quản lý và cả những người dân quan tâm cho rằng: sẽ mắc nhiều ở khâu chỉnh trang đô thị.


Đường đê Đà Giang cần sớm được quy hoạch để phát triển thành tuyến đường du lịch và bảo vệ an toàn công trình đê sông Đà.

Công tác quy hoạch còn… linh hoạt!

Theo giới chuyên môn, công tác quy hoạch nói chung, quy hoạch đô thị nói riêng phải thống nhất chứ không thể linh hoạt. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan khiến việc quy hoạch đô thị ở TP Hòa Bình bị phá vỡ hoặc điều chỉnh. 

Đồng chí Đỗ Việt Triều, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Những năm qua, TP Hòa Bình luôn chú trọng việc quy hoạch đô thị. Việc tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đô thị luôn được chú ý đảm bảo phù hợp với hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng. Tháng 12/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2112, phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP Hòa Bình đến năm 2035. Theo Đồ án, định hướng phát triển không gian đô thị thành phố được chia thành 3 phân vùng quản lý, bao gồm: Phân vùng 1 (bờ trái sông Đà); phân vùng 2 (bờ phải sông Đà); phân vùng 3 (khu vực xã Trung Minh). Diện tích điều chỉnh đất xây dựng đô thị từ 2.201,51 ha thành 3.298,89 ha, tăng 1.097,38 ha. 

Quá trình thực hiện công tác quản lý, quy hoạch đất đai đô thị, lãnh đạo UBND thành phố nhận định: Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch đô thị và các quy hoạch của ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất và ngược lại. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý còn có nhiều bất cập, khiến cho các quy hoạch không thực sự liên kết với nhau, các quy hoạch xây dựng sau chưa hoàn toàn liên kết với quy hoạch có trước; quy hoạch ngắn hạn chưa phù hợp hoàn toàn với quy hoạch trung và dài hạn; quy hoạch chi tiết chưa tuân thủ quy hoạch chung và có nhiều nội dung không thống nhất giữa các quy hoạch như: mục đích sử dụng đất, kích thước tối thiểu lô đất so với mức quy định.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đa số các dự án phát sinh mới trong kỳ quy hoạch. Do vậy, để đảm bảo sử dụng đất đúng quy hoạch thì phải điều chỉnh các quy hoạch. Tình trạng quy hoạch chạy theo dự án đang trở nên khá phổ biến. Các trường hợp bổ sung kế hoạch sử dụng đất cũng diễn ra tương tự dẫn đến quy hoạch chung thường xuyên bị phá vỡ.

Chưa thu hút được người dân quan tâm tới quy hoạch

Cũng theo lãnh đạo UBND thành phố, trong thời gian qua, hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật đất đai được tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như Đài TT-TH, Cổng thông tin điện tử thành phố. Bên cạnh đó, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, quy hoạch đô thị, thi hành Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành được triển khai đến các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. Tổ chức lấy ý kiến và thông báo công khai về quy hoạch đô thị tới người dân trước khi trình UBND tỉnh thẩm định, phê duyệt. Tuy nhiên, việc tuyên truyền chưa được thường xuyên, sâu sát. Một mặt, do nguồn ngân sách địa phương còn hạn hẹp nên chưa xây dựng hệ thống thông tin đất đai..., vì vậy, chưa thu hút được nhiều người dân quan tâm tới các quy hoạch.  

Thiếu kiến thức pháp luật đất đai, thiếu thông tin về quy hoạch nên tình trạng xây dựng công trình, nhà ở không phép, sai phép, lấn chiếm đất công, hành lang an toàn giao thông, vi phạm khoảng lùi công trình… diễn ra ở nhiều điểm trên địa bàn thành phố. Đến nay, TP Hòa Bình mới có khu nhà ở xã hội Dạ Hợp tuân thủ quy hoạch, còn lại những khu dân cư mới như: Bắc Trần Hưng Đạo, Cảng Chân Dê… vẫn ở tình trạng mạnh ai nấy xây. Sự không đồng đều trong kiến trúc các công trình hạ tầng thực sự gây khó cho tiến trình chỉnh trang đô thị.

Khó nhưng vẫn phải làm và để làm tốt cần có sự trợ giúp từ cấp ủy, chính quyền tỉnh. Theo đề xuất của UBND thành phố, trong thời gian tới, UBND tỉnh cần bổ sung kinh phí cho việc lập quy hoạch, quản lý quy hoạch của thành phố. Có hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm khi chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Có hướng dẫn cụ thể về việc thẩm định kế hoạch sử dụng đất… và một số nội dung khác để gỡ vướng cho thành phố Hòa Bình trên bước đường xây dựng đô thị loại II.

Thúy Hằng

Các tin khác


Lao đao với dịch tả lợn châu Phi

(HBĐT) - Ngành chăn nuôi tỉnh ta đang trải qua thời kỳ khó khăn khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) xuất hiện tại địa bàn 2 xã Hợp Thanh, Thanh Lương (Lương Sơn). Con đường tiêu thụ bị đóng cửa đối với các xã vùng dịch và hạn chế xuất, nhập đối với các địa phương khác. Càng quan ngại hơn khi sản phẩm thịt lợn đang bị một bộ phận người tiêu dùng "quay lưng".

Huyện Lạc Sơn quan tâm chăm sóc, bảo vệ trẻ em

(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Mựn, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Lạc Sơn cho biết: Huyện có trên 14,5 vạn dân, trong đó, trẻ em trong độ tuổi trên 34.000 trẻ. Điều kiện kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,93%, hộ cận nghèo 28,23% nên công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em còn hạn chế.

Tân Lạc tặng trên 3,2 tỷ đồng cho các đối tượng chính sách

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, huyện Tân Lạc đã thực hiện tốt các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo, chăm sóc người có công; chi trả kịp thời chế độ cho các đối tượng, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. Huyện đã tổ chức thăm hỏi, tặng quà đối tượng chính sách, người có công, các đồng chí nguyên là lãnh đạo của huyện qua các thời kỳ.

Bàn giao 16 con bò sinh sản cho hộ nghèo xã Kim Bôi

(HBĐT) - Căn cứ Quyết định số 280 QĐ/MTTQ-BTT ngày 15/1/2018 thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2018 của Ủy ban MTTQ tỉnh về việc hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản tại xã Kim Bôi, vừa qua, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Kim Bôi tổ chức bàn giao bò sinh sản cho các hộ nghèo tại xã Kim Bôi.

Vốn chính sách nâng cao đời sống người dân xã Liên Vũ

(HBĐT) - Xác định tín dụng chính sách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và bảo đảm an sinh xã hội, thời gian qua, các chủ trương, chính sách tín dụng ưu đãi của Ngân hàng CSXH được triển khai bài bản trên địa bàn xã Liên Vũ (Lạc Sơn). Thực tế cho thấy, nguồn vốn chính sách đã trở thành "người bạn” đồng hành và là điểm tựa của nông dân trong hành trình vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ngôi nhà mơ ước cho người nghèo

(HBĐT) - Thời gian qua, Ngân hàng CSXH tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tín dụng chính sách hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trong đó, chương trình tín dụng nhà ở cho người nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực trên con đường xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội, giúp những người nghèo có ngôi nhà khang trang, an cư lạc nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục