(HBĐT) - Thời đại 4.0, các mặt hàng không những được bán ở các shop hay các cửa hàng, mà còn được bán trên mạng thông qua facebook hoặc qua điện thoại. Nhu cầu mua sắm nhiều, Bưu điện không đáp ứng được hết nhu cầu vận chuyển hàng, các công ty giao hàng nhanh được mở ra, đội ngũ nhân viên, cộng tác viên giao hàng (còn gọi là shipper) được tuyển dụng. 



Chị Nguyễn Thu Hương, Công ty CP Giao hàng nhanh giao hàng cho khách hàng trên địa bàn TP Hòa Bình. 

 Chỉ cần 1 chiếc điện thoại để nghe, gọi, 1 chiếc xe máy làm phương tiện và thông thạo các ngõ, ngách, đường, phố là có thể làm được shipper. Thế nhưng kể ra người ta mới biết nghề shipper chứa bao bao nỗi nhọc nhằn, vất vả lại đòi hỏi nhiều thứ: thời gian, phương tiện, kỹ năng làm việc để khách hàng hài lòng.

 Anh Nguyễn Mạnh Trường làm cộng tác viên cho Chi nhánh Bưu chính Viettel cho biết: Tôi làm cộng tác viên cho Chi nhánh Viettel được 2 năm, nghề này cũng nhọc nhằn lắm, nếu là ca trực thì 6h30’ nhận hàng, chia chọn cho các huyện, sau đó, nhận đơn hàng và giao quanh khu vực phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) khoảng 150 đơn/ngày. Tính tiền theo đơn 8.000 đồng/đơn. Cứ 50 đơn hàng thì mới được hoàn lại 1 đơn, đơn trả tiền trước thì 20 đơn hoàn 1 đơn, đơn khách hàng chuyển khoản hoặc thu cước thì 100 đơn hoàn 1 đơn. Nếu đơn hàng bị hoàn lại nhiều thì mất chỉ tiêu xét tuyển, đây chỉ là khâu nhận hàng của chi nhánh và phân loại. Còn đi giao hàng cho khách thì có muôn kiểu bi, hài, nhiều đơn hàng có tên, số nhà, địa chỉ rõ ràng, nhưng cứ bảo không phải, có đơn chủ hàng ghi rõ ở ngoài là hàng được xem không được thử nhưng khách hàng nhất quyết phải thử vừa mới lấy, giải thích thì người ta cứ nghĩ như là do mình áp đặt, còn nhiều đơn khách hàng vừa nhận bóc ra xem luôn, sau đó không lấy, chúng tôi phải chịu phạt vì gói hàng đó… Để chạy giao đủ 150 đơn hàng/ngày là áp lực lớn, cứ chạy từ sáng đến 13 -14 h mới nghỉ ăn trưa, rồi lại chạy đến 20h tối, thậm chí muộn hơn mới có mặt ở nhà.

 Còn anh Bùi Công Thắng ở Công ty CP Giao hàng nhanh chia sẻ: Đây cũng là một nghề nguy hiểm vì chúng tôi phải giao nhanh đến tay khách hàng cho kịp thời gian, mà giao thông thì đông đúc, nhất là giờ tan tầm hay giờ học sinh tan học, nhiều hàng còn cồng kềnh khó chở, khi giao đến tay khách hàng rồi còn yêu cầu thử, hàng quần, áo, giày dép còn đỡ, như loa, âm ly có người còn đòi phải được nghe thử mới thanh toán tiền, mà nghe thử phải mất 1 - 2 h đồng hồ. Ngày mới đi làm, gặp khách hàng như thế, tôi cứ đổ mồ hôi hột ra để chờ đợi. Bây giờ thì quen rồi, cứ để họ nghe đi giao chỗ khác sau 1 - 2 h quay lại lấy tiền.

  Tham gia đội quân giao hàng không chỉ có nam giới mà còn có cả nữ giới, họ cũng phải thuần thục các đường, ngõ ngách. Chị Nguyễn Thu Hương, Công ty CP Giao hàng nhanh tâm sự: Tuy là nữ giới, nhưng chúng tôi cũng không kém phần nam giới, cũng phải giao đủ chỉ tiêu và cũng có nhiều đơn hàng phải đi cả tháng trời mà không giao được. Người ta đặt hàng qua mạng, khi hàng về gọi điện đến địa chỉ thì không thấy hoặc bảo vừa đi vắng lúc khác mang đến, 2 - 3 hôm sau quay lại thì bảo hôm nay chưa có tiền, hôm sau mang đến và cứ thế, người ta cũng không bảo là không lấy mà cứ làm vậy...

 Còn bạn Quách Văn Hiển ở huyện Lạc Sơn đang theo học Trường cao đẳng nghề Sông Đà, ngoài thời gian học cũng tham gia vào đội quân shipper cho những cửa hàng hoa quả tươi, nước hoa quả dầm, ép nước. Trong vòng 2 - 3 km có phí 10.000 đồng/đơn. Gọi là thêm thắt vào tiền thuê nhà trọ trong thời gian học nhưng nhiều hôm, vì phải nhanh, đúng hẹn và chở nhiều loại quả đè lên nhau làm dập cả túi nho Mỹ, đến nơi khách hàng không lấy, mang về chủ cửa hàng hoa quả không nhận lại, đành lòng phải lấy đơn hàng đấy...

  Muôn vàn sự khó nhọc, gian nan của nghề shipper, không kể thời tiết nắng, nóng phải chạy hàng chục cây số giữa trưa nắng chang chang để giao hàng hay trời mưa, bão phải che chắn cho hàng không bị ướt, đi đường thế nào cho an toàn và không bị va quệt, hỏng hàng. Dù vất vả nhưng họ vẫn cố gắng khắc phục, vượt qua để tiếp tục theo đuổi nghề, vì những lo toan cơm, áo, gạo, tiền, vì đam mê của tuổi trẻ muốn tự do. Nhưng dù gì đi chăng nữa thì họ cũng mong khách hàng hãy hiểu và chia sẻ, vì họ chỉ là người làm nhiệm vụ đưa hàng đến tay khách hàng nhanh nhất và thuận lợi nhất, chứ không phải là người chủ của hàng để bị vặn vẹo hay có thái độ với họ. 

L.N

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục