(HBĐT) - Nhằm giúp cho trẻ em tâm lý thoải mái không lo sợ khi vào bệnh viện, Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc phối hợp với Huyện Đoàn Đà Bắc đầu tư khu vui chơi cho trẻ ngay tại bệnh viện. Đây là mô hình thiết thực và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc bởi việc chữa bệnh không chỉ cần dùng thuốc mà những vấn đề tâm lý, thư giãn cho bệnh nhân cũng vô cùng quan trọng.


Trẻ em vui chơi tại khu vui chơi ở Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc. 

Vào một ngày đầu tháng 7, chúng tôi đến Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc. Ngay trước cửa khu điều trị của Khoa Nhi và một số khoa khác là khu vui chơi cho trẻ trong khuôn viên khoảng 50 m2. Trong khu có 2 bộ cầu trượt lắp ghép, mấy con ngựa nhựa, chiếc xích đu. Nhìn những đứa trẻ cười đùa không ai nghĩ rằng các cháu đang phải điều trị tại bệnh viện. Cùng bạn ngồi trên xích đu, cháu Bùi Thị Linh, 8 tuổi ở xóm Mó La, xã Tu Lý kể: Trước đây, cháu rất sợ vào bệnh viện. Cứ nói đến bệnh viện là nghĩ bị tiêm đau rồi nằm phòng chật chội. Mấy tháng trước, cháu bị tật về mắt nên phải vào nằm điều trị ở đây. May sao có khu vui chơi này, nên cháu được chơi với nhiều bạn. Các bạn đến đây có bạn thì đi với bố, với mẹ, có bạn thì bị bệnh điều trị dài ngày. Giờ cháu không còn sợ bệnh viện nữa.

Bà Đinh Thị Huế ở xóm Phiếu, xã Tiền Phong trò chuyện: Tôi đi trông cháu đang phải nằm viện. Đây là lần đầu tiên tôi đến khu vui chơi này. Tuy bị ốm, nhưng được chơi tôi thấy cháu vẫn cười, vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn, có cảm giác như cháu khỏe hơn lên…
Không chỉ góp phần giải tỏa căng thẳng của bệnh nhi, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và các y, bác sỹ, khu vui chơi còn có tác dụng đối với khả năng phục hồi của bệnh nhi. Chị Lò Thị Cọi ở xóm Cò Phay, xã Tân Minh chia sẻ: Cháu nhà tôi hay bị ốm, thường xuyên đến bệnh viện để điều trị. Mỗi lần đến bệnh viện, tôi đều đưa cháu qua chơi các trò chơi. Trước cháu sợ bác sỹ lắm, cứ nhìn thấy ai mặc áo blu là khóc. Nhưng bây giờ thì không còn cảm giác sợ nữa.
Qua quan sát, hầu hết các bệnh nhân nhi vào viện khám, chữa bệnh đều tranh thủ vào khu vui chơi. Nhiều cháu ở bên ngoài bệnh viện cũng vào chơi cùng các bạn. Tiếng cười, tiếng đùa như xua đi cái đau đớn của bệnh tật mà các cháu đang chịu đựng. Từ những nụ cười hồn nhiên, trò chơi con trẻ khiến bậc làm cha, làm mẹ cũng cảm thấy yên tâm, vững tin hơn về tình trạng sức khỏe của các con.

Đồng chí Phạm Quốc Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đà Bắc cho biết: Nhằm phục vụ bệnh nhân tốt nhất, trong thời gian qua, ngoài cơ sở vật chất phục vụ chuyên môn, Trung tâm Y tế huyện chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng như cây xanh, phân luồng, sắp xếp lại khu để ô tô, xe máy của bệnh nhân, cải tạo phòng bệnh nhân, nhà vệ sinh… Đối với khu vui chơi cho trẻ đưa vào hoạt động từ tháng 2/2019. Tuy chưa có điều kiện đầu tư nhiều trò chơi cho các cháu, nhưng được nhiều bậc phụ huynh ủng hộ. Chúng tôi xác định khu vui chơi là một phần quan trọng trong bệnh viện với mục đích để trẻ không sợ bệnh viện và xoa dịu nỗi đau về bệnh tật khi đến đây. Tôi mong muốn mô hình này ngày càng nhân rộng, đồng thời nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của các nhà hảo tâm, cộng đồng xã hội đối với trẻ em đang chịu thiệt thòi về bệnh tật.

Việt Lâm

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục