(HBĐT) - Bạo lực gia đình (BLGĐ) là một vấn nạn xã hội. BLGĐ gây tổn thương về tinh thần, thân thể cho nạn nhân và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Sơn luôn nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm ngăn chặn, đẩy lùi BLGĐ như thành lập các CLB gia đình phát triển bền vững, xây dựng các nơi tạm lánh cho nạn nhân, phát huy vai trò của các cơ sở tư vấn, hỗ trợ nạn nhân BLGĐ…


Cán bộ Hội Phụ nữ xã Nhân Nghĩa, huyện Lạc Sơn (bên trái) tuyên tuyền về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình tới hội viên Hội Phụ nữ trên địa bàn.

Nguyên nhân chủ yếu của các vụ BLGĐ là do thu nhập thấp, thành viên trong gia đình không có việc làm ổn định. Một số người thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy; tai - tệ nạn xã hội cờ bạc, lô đề… Trình độ nhận thức của người dân vùng sâu, xa còn hạn chế, phong tục tập quán trọng nam khinh nữ dẫn đến BLGĐ. Ngoài ra, nhiều người còn có tư tưởng che giấu hành vi bạo lực vì thể diện, mặc cảm, xấu hổ với người thân, bạn bè, hàng xóm. Những người bị bạo lực cam chịu không tìm sự giúp đỡ từ hàng xóm và chính quyền địa phương đã tạo điều kiện cho nạn BLGĐ tồn tại.

Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng Phòng VH-TT huyện Lạc Sơn cho biết: Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng BLGĐ, huyện Lạc Sơn đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn yêu cầu các phòng, ban, các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện giải pháp can thiệp phòng, chống BLGĐ. Ban chỉ đạo công tác gia đình cấp huyện, cấp xã, thị trấn thường xuyên củng cố kiện toàn, phát huy trách nhiệm, giúp chính quyền thực hiện Luật Phòng chống BLGĐ. Bên cạnh đó, Ban chỉ đạo công tác gia đình từ huyện đến cơ sở đã triển khai nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng như: thông qua hệ thống loa truyền thanh, các buổi tập huấn, hội nghị; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các cuộc họp thôn, xóm; tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ tiếp cận, tham gia các lớp dạy nghề, giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, huyện tích cực tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống BLGĐ, ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3, ngày Gia đình Việt Nam 28/6… Thông qua tuyên truyền, góp phần giáo dục đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong quan hệ gia đình.

Ngoài ra, huyện Lạc Sơn duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình, CLB phòng chống BLGĐ. Hiện nay, 29/29 xã, thị trấn thành lập được Ban chỉ đạo phòng, chống BLGĐ, 252 CLB gia đình phát triển bền vững, 30 cơ sở tư vấn, hỗ trợ nạn nhân bị BLGĐ, 30 nơi tạm lánh cho nạn nhân bị BLGĐ. Trong số đó, một số mô hình hoạt động hiệu quả như: mô hình can thiệp giảm tình trạng BLGĐ tại xóm Cháy, xã Liên vũ với 40 thành viên duy trì và hoạt động hiệu quả. Mô hình củng cố gia đình văn hoá, gia đình công nghiệp hóa tại xóm Đạn, xã Vũ Lâm và mô hình tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam tại xóm Vó Giò, xã Nhân Nghĩa… Các mô hình, CLB hoạt động hiệu quả cùng toàn xã hội chung tay phòng, chống BLGĐ đã thúc đẩy phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, gia đình văn hóa. Năm 2018, huyện Lạc Sơn có 29.320/34.058 hộ (chiếm 86%) đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 11.498 gia đình văn hóa 3 năm liên tiếp.

Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng Phòng VH-TT huyện cho biết thêm: Mặc dù đã thực hiện nhiều giải pháp phòng, chống BLGĐ, tuy nhiên, trên địa bàn huyện Lạc Sơn vẫn xảy ra tình trạng BLGĐ. Trong 6 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn huyện xảy ra 62 vụ bạo lực gia đình với 8 vụ bạo lực tinh thần, 22 vụ bạo lực thân thể và 32 vụ bạo lực kinh tế. 70% vụ BLGĐ xảy ra đối với phụ nữ từ 16 - 59 tuổi. 100% vụ BLGĐ được phát hiện và can thiệp xử lý của chính quyền địa phương, không xảy ra bạo lực nghiêm trọng. Trong thời gian tới, huyện Lạc Sơn quyết tâm đẩy lùi BLGĐ với việc thực hiện các giải pháp như: Duy trì và phát huy hiệu quả của các CLB phòng, chống BLGĐ. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong phòng, chống BLGĐ. Kiên quyết xử lý, răn đe các đối tượng có hành vi bạo lực theo đúng quy định của pháp luật. Trang bị kiến thức, kỹ năng về gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn; trang bị kiến thức nền tảng về văn hóa gia đình cho trẻ nhỏ ngay trong nhà trường...

Thu Thủy


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục