(HBĐT) - Phải mất cả tiếng đồng hồ chúng tôi mới vượt qua quãng đường hơn 10 km gập ghềnh bùn đất, đá hộc từ xã Thung Nai (Cao Phong) để vào đến xã Ngòi Hoa (Tân Lạc). Đường 435 đang thi công khiến cho các xóm nơi đây như một công trường, vì vậy mà lâu nay việc đi lại, giao thương hàng hóa của người dân gặp nhiều trở ngại.

Đường 435 qua xã Ngòi Hoa (Tân lạc) đang được khẩn trương thi công. Khi hoàn thành tuyến đường sẽ mở ra cơ hội phát triển cho xã đặc biệt khó khăn này. 

Vốn là xã đặc biệt khó khăn, thuộc vùng thượng của huyện Tân Lạc, nên Ngòi Hoa không có nhiều điều kiện thuận lợi cũng như thế mạnh để phát triển. Xã có 4 xóm, chủ yếu là dân tộc Mường, sống rải rác ven hồ sông Đà và dưới các sườn núi. Đời sống người dân dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Trao đổi với Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Nhàn được biết, cuộc sống thuần nông nhưng cả xã chỉ có hơn 10 ha ruộng cấy lúa. Đất canh tác phần lớn trồng ngô, sắn phục vụ chăn nuôi, một phần làm hàng hóa. Vùng núi cao bà con trồng luồng, keo để tạo thu nhập. Những năm gần đây, người dân đã từng bước biến khó khăn của xã vùng hồ thành lợi thế khi phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng. Nhất là hưởng lợi từ thực hiện Nghị quyết số 12, ngày 13/6/2014 của BTV Tỉnh ủy, các hộ được hỗ trợ khung sắt làm lồng đã mang lại lợi ích thiết thực, khuyến khích đầu tư sản xuất. Hiện, toàn xã phát triển trên 530 lồng nuôi cá với hơn 300 lao động làm nghề.

Mặc dù có phần khởi sắc, song, qua tìm hiểu thực tế cho thấy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã vùng 135 này chưa có sự chuyển biến khi cơ cấu ngành nông nghiệp, thủy sản chiếm tỷ trọng tới 75%; du lịch, dịch vụ, chăn nuôi chỉ chiếm 25%. Xã gần như không có ngành nghề khác để tăng nguồn thu. Chính vì vậy, năm 2018, thu nhập bình quân mới đạt 25 triệu đồng/người, toàn xã còn 109 hộ nghèo, chiếm 32,79%.

Phát triển KT - XH nói chung, xây dựng nông thôn mới (NTM) nói riêng luôn là "bài toán khó” ở Ngòi Hoa. Phó Chủ tịch UBND xã Đinh Văn Bượng bộc bạch: Hiện, xã mới đạt 9/19 tiêu chí NTM. Tất cả những tiêu chí chưa đạt đều ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của người dân và liên quan đến nguồn lực đầu tư, nhận thức của cán bộ, nhân dân như các tiêu chí: giao thông, thủy lợi, tổ chức sản xuất, thu nhập, môi trường, văn hóa… Nguyên nhân được xác định là do một số hạng mục quy hoạch không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Nguồn vốn đầu tư thấp, trong khi ngân sách xã hạn hẹp, chưa lồng ghép được nhiều với các chương trình, dự án. Cán bộ còn lúng túng trong tuyên truyền, tổ chức thực hiện chương trình. Đặc biệt là nhận thức về tầm quan trọng của xây dựng NTM của một bộ phận người dân chưa đầy đủ, thậm chí còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước nên vai trò chủ thể chưa thực sự được phát huy…

Trong khó khăn chung, trăn trở lớn nhất của cấp ủy, chính quyền xã Ngòi Hoa ngoài về giao thông còn có vấn đề về nước sinh hoạt. Sinh sống gần hồ Hòa Bình, nhưng người dân thường xuyên phải đối mặt với khan hiếm nước, nhất là trong bối cảnh nắng nóng kéo dài hiện nay. Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Nhàn cho biết: Nguồn nước sinh hoạt chủ yếu dựa vào nước mưa, nước mó từ trên núi. Có những hộ khoan giếng, biết nước có nhiều đá vôi nhưng vẫn phải sử dụng vì không có sự lựa chọn. Đáng nói là cách đây mấy năm, Dự án ổn định dân cư vùng lòng hồ sông Đà đầu tư xây dựng công trình nước sạch tại xã. Dự án đã xây dựng bể lọc ở xóm Nẻ và kéo đường điện với số vốn hàng tỷ đồng nhưng lại chưa đầu tư ống dẫn nước từ sông về và chưa có hệ thống máy bơm, đường ống đến các hộ. Công trình đầu tư tiền tỷ mà xây dựng dở dang mấy năm nay, gây lãng phí lớn, trong khi người dân lao đao vì thiếu nước hợp vệ sinh. Xã có kiến nghị thì được trả lời là do thiếu vốn. Hiện tại, ngoài trạm y tế, trường học mua máy lọc nhỏ để lọc nước, còn lại cơ bản các hộ đều sử dụng nước chưa qua xử lý. Do vậy, xã rất mong công trình nước sạch sớm được xây dựng hoàn thiện, góp phần giúp người dân cải thiện chất lượng cuộc sống.

Chia tay Ngòi Hoa, để lại phía sau con đường gập ghềnh, ngổn ngang, chúng tôi mong muốn ước mơ và niềm tin của cán bộ, nhân dân nơi đây sớm trở thành hiện thực, khi đường 435 hoàn thành sẽ mở ra miền tươi sáng cho vùng đặc biệt khó khăn này.


                                                                                               Bình Giang

Các tin khác


Có một niềm vui mang tên Đoàn Kết

(HBĐT) - Năm học 2019 - 2020 đã cận kề. Đây sẽ là năm học nhiều ý nghĩa đối với trường mầm non xã Đoàn Kết (Đà Bắc), nhất là với giáo viên và hơn 60 trẻ tại chi xóm Cang. Thay vì phải học tạm bợ ở nhà dân hoặc nhà văn hóa xóm như 2 năm học trước, cô và trò hân hoan chào đón ngày khai trường trong một ngôi trường mới.

Măng khô - sản vật núi rừng

(HBĐT) - Vào thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 là bước vào mùa làm măng khô. Năm nay, thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, măng ít hơn nên người dân làm măng khô muộn hơn. Nắng nhiều là thời điểm lý tưởng để người dân mua măng về chế biến làm măng khô.

Đồng hành cùng nông dân xã Phú Lai giảm nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, Hội Nông dân xã Phú Lai (Yên Thuỷ) đã chỉ đạo, vận động, hướng dẫn hội viên nông dân tích cực chuyển đổi cơ cấu, cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn và kỹ thuật sản xuất, thâm canh mới. Qua đó, giúp hội viên nâng cao thu nhập từ sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, góp phần cùng địa phương phát triển KT-XH.

Thăm mô hình xây dựng nông thôn mới tiêu biểu tại huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Chiều ngày 2/8, trong khuôn khổ chương trình Hội nghị Tổng kết NTM các tỉnh miền núi phía Bắc diễn ra tại tỉnh Hòa Bình, đại biểu các tỉnh miền núi phía Bắc - Tuyến thăm quan số 2 đã đi thăm quan một số mô hình xây dựng NTM tiêu biểu tại huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình.

Huyện Đà Bắc đón nhận an táng 13 hài cốt liệt sỹ tại quê nhà

(HBĐT) - Ngày 1/8, tại Nghĩa trang liệt sỹ huyện Đà Bắc, BCĐ về tìm kiếm, quy tập và xác định danh tính hài cốt liệt sỹ tỉnh (BCĐ 515), Huyện ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ huyện Đà Bắc đã tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt 13 liệt sỹ từ Nghĩa trang Tân Biên và Nghĩa trang Dương Minh Châu thuộc tỉnh Tây Ninh về an táng tại các nghĩa trang quê nhà. Dự buổi lễ có đại diện Hội Hỗ trợ gia đình liệt sỹ tỉnh; Sở LĐ-TB&XH; Sở GTVT, Bộ CHQS tỉnh.

Khó khăn trong công tác giảm nghèo ở xã Thung Nai

(HBĐT) - Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo của xã Thung Nai (Cao Phong) chiếm tới 47%, tỷ lệ cận nghèo chiếm 20,7%. Thu nhập bình quân của xã chỉ đạt 13,5 triệu đồng. Toàn xã còn 15 hộ sống trong nhà dột nát, bán kiên cố. Nhiều hộ 20 năm liên tiếp không thoát được nghèo, họ trở thành những hộ nghèo có thâm niên của xã.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục