(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình thu đã "chạm” ngõ, nhẹ nhàng, thướt tha. Trời cao xanh vời vợt, trong veo, cây cối như xanh mướt, thoang thoảng đâu đây hương hoa sữa nồng nàn. Một chút lá sấu vàng rơi trên hè phố nhỏ. Sông Đà - nước lững lờ trôi. Phố phường khoác lên mình tấm áo mới, rực rỡ cờ hoa nhớ ngày cùng với cả dân tộc vùng lên khởi nghĩa, giành độc lập. Lòng người bâng khuâng chộn rộn. Với người dân thành phố, mỗi mùa thu sang chứng kiến sự thay đổi không ngừng nghỉ và là phút thư thái lắng lòng nhớ về những kỷ niệm đã qua.

Trung tâm thương mại Vincom plaza được đầu tư, đưa vào khai thác góp phần tạo diện mạo mới cho TP Hòa Bình.

Ông Bình, phường Hữu Nghị, từng là công nhân sông Đà, trước làm việc ở một cơ quan Nhà nước nay đã nghỉ hưu, nhìn dòng sông Đà thơ mộng những ký ức chợt ùa về lấp kín tâm tư. Nếu tính từ khi tái lập tỉnh, những người tầm tuổi ông cũng đã trên dưới 30 năm công tác. Mấy chục năm trước, mọi thứ vắng vẻ và buồn. Dân cư thưa thớt, hạ tầng, đường sá, nhà cửa hầu như chẳng có gì. Thị xã Hòa Bình chỉ bó gọn trên tuyến phố Cù Chính Lan từ cầu Trắng kéo dài đến phố Lau, phố Nghĩa. Khi ấy, phố chỉ là khu vực trung tâm chợ Phương Lâm. Bên kia sông im lìm và buồn tẻ, chủ yếu là những khối nhà xây dựng cho công nhân thời hậu thủy điện sông Đà. Khu chuyên gia có lẽ là nơi có cơ sở vật chất đẹp và đáng sống nhất có thể nhìn từ xa mà đi mãi mới đến. Các cơ quan Nhà nước cũng còn phải ở tạm, cơ sở vật chất xưa cũ. Phương tiện đi lại cũng rất khó khăn, chủ yếu người dân đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp. Người dân qua lại giữa hai bờ thị xã bằng cầu phao hoặc đi qua đường hầm thủy điện. Mỗi khi nhà máy thủy điện xả lũ, cầu phao không nối được hai bờ, phải di chuyển bằng phà. Thời đó, thủy điện thường xuyên xả lũ, người dân túa ra hai bên bờ vớt củi, vớt gỗ, đánh bắt cá, tôm về cải thiện cuộc sống. Các điều kiện sinh hoạt nhiều khó khăn, thiếu thốn. Cửa hàng, khu chợ cũng thật đơn sơ và khiêm nhường. Điện cấp phập phù, nước sinh hoạt toàn đá vôi, đun nước vài ngày gõ ấm, gõ nồi ra cả đống cặn vôi…

Cùng dòng chảy đổi mới của đất nước, mỗi mùa thu qua, chứng kiến sự đổi thay từng ngày của TP Hòa Bình kể cả trong tư duy lẫn diện mạo. Quy hoạch chung xây dựng thành phố đang dần được hiện thực. Từ thị xã nghèo nàn năm nào, đã vươn lên trở thành đô thị loại II và trở thành thành phố, đang hoàn thiện những tiêu chí về phát triển đô thị ở mức cao hơn hướng tới xây dựng thành phố mang bản sắc riêng có bên sông Đà. Sự nỗ lực của cả tỉnh đã có hàng nghìn tỷ đồng đầu tư kết cấu hạ tầng KT-XH cho TP Hòa Bình. Sông Đà vẫn vậy, nhưng giờ đã trở thành điểm nhấn hài hòa, cân đối giữa hai bờ thành phố. Trước hết là sự "bứt phá” về hạ tầng với hệ thống đường trục ngang, trục dọc kết nối ngày càng đồng bộ, nổi bật là cây cầu cứng nối hai bờ thành phố. Khu trung tâm Quỳnh Lâm, Quảng trường Hòa Bình đã định hình. Hệ thống nhà hàng, khánh sạn, công sở, nhà dân được đầu tư xây mới. Tuyến đường đê Quỳnh Lâm hoang vắng, cỏ lau lách mọc đầy giờ đã thành tuyến phố với chuỗi nhà hàng khách sạn luôn tấp tập sôi động cả ngày lẫn đêm. Bên bờ trái sông Đà, hàng loạt công trình, dự án đã và đang được gấp rút đầu tư, trở thành nơi đáng sống cho cư dân. Các dự án đường Thịnh Lang, Trương Hán Siêu, Trần Quý Cáp... đã đưa vào khai thác mở ra không gian phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ. Thành phố đã đạt tiêu chuẩn huyện nông thôn mới đầu tiên của vùng núi phía Bắc. Người dân thành phố đang được thụ hưởng thành quả của sự phát triển, chất lượng cuộc sống của người dân đã có bước tiến dài.

Cấp ủy, chính quyền và người dân thành phố tập trung giải quyết những vấn đề đô thị đặt ra trong quá trình phát triển. Trong đó, quyết liệt triển khai các dự án quan trọng mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển, tăng tốc như dự án cầu Hòa Bình 3, cầu Hòa Bình 2, thực hiện sáp nhập địa giới hành chính theo lộ trình được phê duyệt, phấn đấu để xây dựng TP Hòa Bình trở thành đô thị đáng sống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc riêng có, trở thành trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh, cửa ngõ vùng Tây Bắc.

Một mùa thu mới đang về mùa thu của những thành quả đổi mới, sự quyết tâm cao độ của cấp ủy, chính quyền và toàn thể người dân TP Hòa Bình.

L.T

Các tin khác


Gặp mặt giao lưu các gia đình sinh con một bề là gái có thành tích học tập tốt

(HBĐT) - Ngày 14/8, Chi cục Dân số- Kế hoạch hóa gia đình (DS/KHHGĐ) tỉnh phối hợp với Ban chỉ đạo công tác DS/KHHGĐ huyện Cao Phong tổ chức Chương trình "Gặp mặt giao lưu các gia đình sinh con một bề là gái có thành tích học tập tốt”. Tham dự có 40 gia đình sinh con một bề là gái có thành tích học tập tốt trên địa bàn huyện Cao Phong.

Hỗ trợ, ủy thác gần 19 tỷ đồng vốn vay giải quyết việc cho thanh niên

(HBĐT) - Thực hiện nhiệm vụ đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, trong 7 tháng năm 2019, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã có nhiều hoạt động tích cực, thiết thực, hiệu quả.

Siết chặt các cuộc thi nhan sắc và danh hiệu tự phong

Mặc dù nghị định Nghị định 79/2012/NĐ-CP và Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 79 có quy định rất rõ ràng rằng, mọi cuộc thi nhan sắc, người đẹp phải được cấp phép, nhưng thực tế vẫn có những cuộc thi "lách luật” hoặc ngang nhiên diễn ra, bất chấp sự phản ứng của dư luận. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một mặt yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra chặt chẽ các cuộc thi này, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục sửa đổi Nghị định 79 cho phù hợp hơn với thực tế.

Phòng, tránh tai nạn điện gây hậu quả chết người

(HBĐT) - Chỉ từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 5 vụ tai nạn điện, 4/5 vụ gây hậu quả chết người. Trước đó, theo số liệu tổng hợp từ Sở Công Thương, năm 2017, trong tỉnh xảy ra 4 vụ làm 4 người chết, 1 người bị thương nặng. Năm 2018 xảy ra 2 vụ tai nạn điện làm 2 người chết. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn điện do người dân bất cẩn, mất an toàn trong sử dụng điện.

Giải quyết vấn đề người nghiện ma túy

Bài 2 - Đâu là lời giải cho bài toán giải quyết vấn đề người nghiện?
(HBĐT) - Trên thực tế, để giải quyết vấn đề người nghiện ma tuý (NNMT) và giảm tỷ lệ tái nghiện ma túy sau cai đang là một vấn đề nan giải. Vậy, đâu là lời giải cho bài toán này?

Huyện Lạc Sơn nâng cao hiệu quả giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Sơn dành nhiều quan tâm tạo việc làm cho lao động nông thôn. Đến nay, 28/28 xã đạt tiêu chí về tỷ lệ lao động có việc làm trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Kết quả trên là tiền đề góp phần hỗ trợ các địa phương nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí khó như hộ nghèo, thu nhập, văn hóa… Việc thực hiện tiêu chí số 12 (tỷ lệ lao động có việc làm) trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM đã mở ra hướng phát triển phù hợp với tình hình thực tế tại các xã xây dựng NTM trên địa bàn huyện, tạo điều kiện để các xã triển khai hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục