Mặc dù nghị định Nghị định 79/2012/NĐ-CP và Nghị định 15/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 79 có quy định rất rõ ràng rằng, mọi cuộc thi nhan sắc, người đẹp phải được cấp phép, nhưng thực tế vẫn có những cuộc thi "lách luật” hoặc ngang nhiên diễn ra, bất chấp sự phản ứng của dư luận. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, một mặt yêu cầu các cơ quan chức năng rà soát, kiểm tra chặt chẽ các cuộc thi này, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục sửa đổi Nghị định 79 cho phù hợp hơn với thực tế.


Những danh hiệu tự phong trên giấy mời của một chương trình thi nhan sắc.

Mới đây nhất, cuộc thi Chung kết và trao giải Nữ hoàng thương hiệu Việt Nam 2019 được tổ chức, với các danh xưng nghe rất kêu như "Nữ hoàng văn hóa tâm linh Việt Nam”, "Nữ hoàng thực phẩm Việt Nam”, "Á hoàng 2 Nữ hoàng dịch vụ nhà hàng Việt Nam”. Tuy nhiên, khi dư luận phản ánh, báo chí tìm hiểu mới vỡ lẽ, cả Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội hay Cục Nghệ thuật biểu diễn đều chưa bao giờ cấp phép cho cuộc thi hay những danh hiệu như thế này. Nói đúng hơn, đây là cuộc thi chui và danh hiệu tự phong.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã bày tỏ quan điểm các địa phương cần rà soát, siết chặt quản lý và kịp thời xử lý những sai phạm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng các danh hiệu tự phong một cách tùy tiện, gây bức xúc trong dư luận.

Ông Nguyễn Thái Bình, Chánh Văn phòng Bộ cho biết, việc tổ chức và thưởng thức các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trong đó có các cuộc thi sắc đẹp, người mẫu là một nhu cầu của xã hội. Tuy nhiên, việc tổ chức với các nội hàm cũng như quy trình, danh hiệu trao tặng trong các cuộc thi đều phải tuân thủ đúng theo các quy định của pháp luật. Bộ sẽ siết chặt quản lý và kịp thời xử lý những sai phạm, không để tiếp tục xảy ra tình trạng các danh hiệu tự phong một cách tùy tiện, gây bức xúc trong dư luận. Cục Nghệ thuật biểu diễn và Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã tuyên bố không cấp phép cho cuộc thi này và đang rà soát, kiểm tra lại quá trình tổ chức chương trình này.

Việc cấp phép các cuộc thi nhan sắc hiện nay được quy định tại Nghị định 79/2012/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 15/2016/NĐ-CP. Theo đó, cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc mỗi năm không tổ chức quá hai lần, cuộc thi người đẹp vùng, ngành, đoàn thể Trung ương mỗi năm tổ chức không quá ba lần và thi người đẹp cấp tỉnh mỗi năm tổ chức không quá một lần. Các cuộc thi này đều phải được cấp phép theo quy định.

Các nghị định cũng quy định rõ cuộc thi người đẹp quốc tế tổ chức tại Việt Nam sẽ do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp phép; thi người đẹp có quy mô vùng, ngành, đoàn thể Trung ương do Cục Nghệ thuật biểu diễn cấp phép; thi người đẹp ở các địa phương do UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép. Đề án tổ chức cuộc thi phải nêu rõ tên gọi, mục đích, ý nghĩa, thể lệ cuộc thi; nội dung, trình tự tổ chức, thời gian và địa điểm tổ chức thi; danh hiệu, cơ cấu giải thưởng, giá trị giải thưởng, thời gian trao giải...

Tuy nhiên, đã có những cuộc thi ngang nhiên được tổ chức, thách thức cơ quan chức năng và dư luận. Có thể kể đến những cuộc thi gây ồn ào như "Hoa khôi duyên dáng doanh nhân Việt”, "Hoa hậu doanh nhân thành đạt hoàn cầu”, "Hoa hậu doanh nhân Việt Nam”, "Hoa hậu tài năng duyên dáng toàn cầu”…. Có những cuộc thi được tổ chức chóng vánh, thời gian tuyển chọn và trình diễn chỉ vỏn vẹn 2-3 ngày, có cuộc thi đăng ký cấp phép là buổi trình diễn, nhưng lại là thi nhan sắc núp bóng… Những cuộc thi nhan sắc, danh hiệu tự phong này đã khiến dư luận bức xúc. Cùng với những cuộc thi "chui” này, nhiều người đẹp đi thi "chui” tại các cuộc thi quốc tế khác cũng đã tạo nên một bức tranh không đẹp đẽ gì trong đời sống văn hóa hiện nay. Không khó để nhắc đến tên những người đẹp này, như Lê Âu Ngân Anh, Nguyễn Thị Thành, Quế Vân, Mai Ngô, Huỳnh Tiên… từng làm "dậy sóng” dư luận một thời gian về hành vi thi người đẹp chui và không chấp hành yêu cầu của cơ quan chức năng.

Trước tình trạng này, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, đang sửa đổi lại Nghị định 79/2012/NĐ-CP cho phù hợp với thực tế. Thực hiện công văn số 771 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện kế hoạch sửa đổi Nghị định 79, dự kiến đến tháng 9 dự thảo sửa đổi Nghị định này sẽ được công bố công khai trên trang web của Bộ để lấy ý kiến của công chúng. Hiện tại, ban soạn thảo của Cục Nghệ thuật biểu diễn đang gấp rút hoàn thành văn bản này.

Dư luận đang mong đợi, Nghị định 79 sau khi sửa đổi sẽ đem lại một bộ mặt mới cho đời sống nghệ thuật biểu diễn trong nước hiện nay, "dẹp loạn” được những hiện tượng tiêu cực đang làm méo mó hình ảnh đẹp của những cuộc thi nhan sắc, vốn được xã hội quan tâm.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục