Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang hôm nay 1-10 đã thông báo kết quả kiểm tra, xử lý đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. Có nhiều cái tên rất bất ngờ lần đầu tiên được nhắc đến.


Theo báo cáo của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang, tính đến ngày 30-9, tỉnh Hà Giang xác định có 151 cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018.

Trong đó có hai trường hợp đã được kiểm tra, xử lý là ông Trần Đức Quý, phó chủ tịch UBND tỉnh và ông Vũ Văn Sử, nguyên giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Hà Giang. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thi hành kỷ luật hai ông này bằng hình thức cảnh cáo, Ủy ban Kiểm tra trung ương đang kiểm tra việc thi hành kỷ luật Đảng.

Với 149 cán bộ, đảng viên còn lại, tỉnh Hà Giang kiểm tra, xem xét, xử lý đối với 137 trường hợp, còn 12 trường hợp ngoài Đảng bộ tỉnh quản lý.

Đến nay đã xử lý đối với 137 trường hợp cụ thể. Trong đó có 46 cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm đã bị xử lý kỷ luật (khiển trách 42 người, cảnh cáo 1 người và khai trừ Đảng 3 người).

29 cán bộ, đảng viên có khuyết điểm, vi phạm nhưng chưa đến mức xử lý kỷ luật được yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm.

57 cán bộ, đảng viên hiện Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy và các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy Hà Giang đang tiếp tục kiểm tra, xem xét xử lý.


Phiên tòa xét xử vụ gian lận thi cử tại Hà Giang hôm 18-9 đã phải tạm hoãn do vắng tới 122/177 người làm chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Phiên tòa dự kiến mở lại vào ngày 14-10.

Có 4 cán bộ, đảng viên tạm dừng kiểm tra, xem xét do mắc bệnh hiểm nghèo (hai người) và đang chờ kết quả xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang (hai người).

Đặc biệt, có 1 trường hợp kiểm tra nhưng xác định không có khuyết điểm, vi phạm.

Trước đó, tỉnh Hà Giang đã thành lập 36 đoàn kiểm tra, trong đó Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy thành lập 15 đoàn; các Huyện ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy thành lập 21 đoàn kiểm tra để xem xét xử lý đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm.

Theo chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang Lê Quang Minh, các trường hợp vi phạm bị xử lý kỷ luật đều phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Sau khi xử lý kỷ luật về Đảng thì giao cho các cơ quan, đơn vị và các tổ chức đoàn thể xem xét, xử lý về mặt hành chính.

Các trường hợp đang tiếp tục thẩm tra, xác minh, làm rõ và đang thực hiện quy trình kiểm điểm, xem xét xử lý kỷ luật, các Đảng bộ trực thuộc khẩn trương triển khai thực hiện dứt điểm, xử lý đến đâu thông báo công khai đến đó.

Đối với cán bộ, đảng viên có con được nâng điểm nhưng chưa có đủ cơ sở kết luận có tác động, can thiệp, nhờ giúp đỡ thì yêu cầu rút kinh nghiệm trước chi bộ và tổ chức Đảng. Đồng thời tổ chức Đảng quản lý đảng viên tiếp tục theo dõi, nếu phát hiện dấu hiệu vi phạm mới, có liên quan thì tiếp tục kiểm tra, xử lý theo quy định và áp dụng tình tiết tăng nặng.

Đối với cán bộ, đảng viên ngoài Đảng bộ tỉnh Hà Giang quản lý sẽ báo cáo lên Ủy ban Kiểm tra trung ương xem xét, xử lý theo quy định.

- 3 trường hợp bị khai trừ Đảng:Lê Thị Dung, nguyên phó đội trưởng Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh; Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương, nguyên trưởng và phó phòng khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục Sở GD-ĐT Hà Giang. - 1 trường hợp bị cảnh cáo: Hoàng Thị Trịnh, cán bộ Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh.

- 42 trường hợp bị khiển trách, trong đó có:ông Mai Quang Hùng (phó giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh); ông Trịnh Viết Sỹ (chính ủy Trường Quân sự tỉnh); ông Trần Chí Công (phó chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Vị Xuyên); ông Vàng Mí Chỏ (phó chủ tịch HĐND huyện Đồng Văn); bà La Thị Thúy Chinh (trưởng phòng tổ chức cán bộ Sở GD-ĐT); bà Nguyễn Thị Phú (trưởng phòng giáo dục mầm non Sở GD-ĐT); bà Lê Thị Thanh Huyền (phó trưởng Phòng GD-ĐT huyện Vị Xuyên); bà Đỗ Lệ Hằng Thi (hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THPT tỉnh); bà Hoàng Thị Hồng Nhẫn (phó trưởng Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh); ông Hoàng Văn Tinh (phó trưởng Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh); bà Đặng Thị Viện (phó trưởng Phòng công tác đảng, công tác chính trị và công tác quần chúng Công an tỉnh); ông Nguyễn Danh Hùng (đội trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an tỉnh); ông Nguyễn Thanh Lịch (cán bộ Phòng an ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh)…

- 29 trường hợp bị nghiêm túc rút kinh nghiệm, trong đó có:bà Nguyễn Thị Lan Anh (chánh án Tòa án nhân dân tỉnh); bà Lại Thị Hương (giám đốc Sở Tư pháp); ông Đỗ Tiến Dũng (phó giám đốc Công an tỉnh); ông Nguyễn Ngọc Châu (phó chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh); bà Chúng Thị Chiên (phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh); bà Phạm Thị Hà (phó giám đốc Sở NN-PTNT, vợ ông Triệu Tài Vinh); bà Vương Ngọc Hà (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Giang); ông Vũ Quốc Khánh (quyền cục trưởng Cục Quản lý thị trường); ông Lương Tiến Dũng (phó bí thư Huyện ủy Bắc Quang); ông Nguyễn Minh Tuấn (trưởng Ban Tổ chức - nội vụ TP Hà Giang); ông Nguyễn Ngọc Linh (chánh thanh tra Công an tỉnh); ông Mai Văn Thực (giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh); ông Đinh Văn Tuy (phó trưởng Phòng cảnh sát cơ động Công an tỉnh); ông Nguyễn Thái Hùng (phó đại đội trưởng Phòng cảnh sát cơ động Công an tỉnh)…


Theo Tuoitre

Các tin khác


Chung tay chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc người cao tuổi

TS Bùi Ỉnh 
Chủ tịch Hội Người cao tuổi tỉnh 
(HBĐT) - Năm 1991, Đại hội đồng Liên hợp quốc họp bàn về chiến lược đối với người cao tuổi (NCT), đã ra quyết định lấy ngày 1/10 hàng năm làm Ngày Quốc tế NCT. Quyết định của Liên hợp quốc về NCT rất phù hợp với truyền thống "Kính lão trọng thọ” của dân tộc Việt Nam, phù hợp với tư tưởng của Bác Hồ và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về NCT. Từ đó tới nay, ngày 1/10 hàng năm đã trở thành dịp để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cấp, ngành và toàn xã hội quan tâm, chăm sóc NCT.

Lồng ghép nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Sau 3 năm thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững (GNBV), tỉnh đạt được kết quả tích cực, cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn (ĐBKK) được quan tâm đầu tư. Các chính sách giảm nghèo được giải quyết kịp thời, đúng quy định, đời sống nhân dân được cải thiện cả về sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội.

Hủy quyết định lắp camera tại nhà riêng của lãnh đạo Tỉnh ủy Sóc Trăng

Ngày 30/9/2019, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sóc Trăng đã tổ chức cuộc họp để xem xét, làm rõ vấn đề lắp camera tại nhà riêng lãnh đạo Tỉnh ủy và thống nhất hủy Quyết định số 1542-QĐ/TU, thu hồi số tiền đã chi lắp camera nhà riêng của 12/16 Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Nói chuyện chuyên đề về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại xã Pà Cò

(HBĐT) - Ngày 28/9, Ban Dân tộc tỉnh tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết tại cho vùng đồng bào DTTS xã Pà Cò (Mai Châu). Tham gia buổi nói chuyện có đại diện Đảng ủy, UBND, các ban, ngành, đoàn thể xã, thành viên BCĐ Mô hình thực hiện Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống", thành viên các nhóm nòng cốt xóm và đại diện hộ gia đình là đồng bào DTTS trên địa bàn.

Gần 400 người tham gia phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Cao Phong

(HBĐT) - Tại nhà văn hoá trung tâm thị trấn Cao Phong, Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội) vừa phối hợp với Tỉnh đoàn Hoà Bình và Huyện đoàn Cao Phong tổ chức phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Cao Phong, thu hút gần 400 đoàn viên, thanh niên và người lao động tham gia.

Bàn giao nhà "Mái ấm tình thương” cho gia đình hội viên nghèo xã Bình Thanh

(HBĐT) - Hội LHPN Cao Phong vừa tổ chức bàn giao nhà "Mái ấm tình thương” cho gia đình hội viên nghèo Bùi Thị Phương, xóm Tráng, xã Bình Thanh (Cao Phong).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục