(HBĐT) - Huyện Kim Bôi có 28 xã, thị trấn với dân số trên 118.000 người. Thực hiện Kế hoạch số 100/KH-UBND, ngày 24/5/2019 của UBND tỉnh về triển khai, thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, Kim Bôi là 1 trong 2 huyện có số đơn vị hành chính cấp xã giảm nhiều nhất tỉnh. Trong đó, tính số cơ học, Kim Bôi là huyện giảm nhiều xã nhất với 11 xã; tỷ lệ giảm 39,29%.


Cán bộ Phòng Nội vụ huyện Kim Bôi rà soát danh sách, trình độ của cán bộ, công chức các xã, thị trấn
 phục vụ việc sắp xếp cán bộ sau nhập đơn vị hành chính cấp xã. 

Cụ thể: nhập xã Kim Bình, Hạ Bì với thị trấn Bo; nhập 2 xã Thượng Tiến, Hợp Đồng thành xã Hợp Tiến; nhập 3 xã Bắc Sơn, Hùng Tiến, Nật Sơn thành xã Hùng Sơn; nhập 3 xã Kim Bôi, Kim Tiến, Kim Truy thành xã Kim Bôi; nhập 3 xã Sơn Thủy, Thượng Bì, Trung Bì thành xã Xuân Thủy; nhập 3 xã Lập Chiệng, Kim Sơn, Hợp Kim thành xã Kim Lập. Sau nhập, huyện còn 16 xã, 1 thị trấn.

Để thực hiện theo phương án đề ra, huyện đã kiện toàn Ban Chỉ đạo (BCĐ), phân công nhiệm vụ cụ thể và ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, báo cáo. Trưởng Phòng Nội vụ huyện Bùi Văn Thởm cho biết: Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện và các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở có sự quyết tâm cao, nhất quán trong nhận thức về mục đích, tầm quan trọng, lợi ích của việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã chưa đảm bảo tiêu chí. Các thành viên BCĐ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công chỉ đạo, nắm bắt tiến độ thực hiện và kịp thời giải quyết những vướng mắc, phát sinh tại cơ sở. 

Nhằm tạo sự đồng thuận trong nhân dân, công tác tuyên truyền, giải thích được quan tâm, chú trọng. Trưởng Ban Tuyên giáo, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Quách Thị Miến cho biết: Các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở đã tuyên truyền thông qua hội nghị ở huyện, xã, xóm; qua phương tiện thông tin đại chúng và truyên truyền lưu động. Các đồng chí Thường vụ Huyện ủy phụ trách vùng làm tổ trưởng tổ sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của vùng. Trước hết, tuyên truyền cho cán bộ cơ sở, họp trực tiếp với cán bộ xã, xóm, sau đó dự họp xóm cùng với nhân dân. Bởi đã từng có cán bộ xã phát ngôn không đúng đắn liên quan đến việc nhập xóm. Nếu đội ngũ cơ sở "không thông”, không quyết tâm sẽ rất khó khăn. Trong quá trình thực hiện không tránh khỏi những tâm tư của cán bộ và ý kiến, kiến nghị của nhân dân như: cán bộ xã dôi dư, giấy tờ sau nhập, trụ sở và tên xã mới... Quan trọng là phải lắng nghe, tuyên truyền, giải thích và giải đáp. Về tên gọi, Ban Tuyên giáo đã phối hợp với Phòng Nội vụ nghiên cứu các tên trong lịch sử của các xã để đề xuất tên xã mới và đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Nhờ đó, việc lấy ý kiến nhân dân diễn ra suôn sẻ. Tỷ lệ cử tri đồng ý tại các xã, thị trấn diện nhập đạt khá cao, từ 82,84 - 99,71%.

Vấn đề đặt ra hiện nay là số cán bộ dôi dư sau sắp xếp nhiều với 224 người, trong đó cán bộ không chuyên trách dôi dư 144 người. Theo Phòng Nội vụ huyện, đã có 66 cán bộ, công chức đăng ký nghỉ khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Song, cán bộ dôi dư vẫn còn nhiều, kể cả 5 năm sau. Để giải quyết, huyện tạm dừng việc bầu, bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý và tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức tại các đơn vị thực hiện nhập theo hướng dẫn. Rà soát đội ngũ cán bộ, công chức trong toàn huyện để có phương án sắp xếp, điều chuyển. 

Liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, huyện Kim Bôi đề nghị UBND tỉnh có văn bản hướng dẫn cụ thể việc sắp xếp cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách cấp xã do nhập, cán bộ dôi dư. Cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời cho việc triển khai thực hiện. Các ngành liên quan hướng dẫn cụ thể về tổ chức kiện toàn, miễn nhiệm các tổ chức Đảng, đoàn thể do nhập; có văn bản hướng dẫn, giải quyết kịp thời các giấy tờ liên quan của người dân sau nhập. Huyện cũng tiếp tục chỉ đạo các thành viên BCĐ huyện, xã quán triệt các văn bản; tuyên truyền, đôn đốc và giải quyết những khó khăn, vướng mắc sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để ổn định và phát triển.
 

Cẩm Lệ


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục