Chỉ đến khi cơ quan chức năng công bố nước sinh hoạt bị ô nhiễm, nhiều người dân Hà Nội mới tá hỏa vì mình đã dùng nước bẩn cả tuần nay. Đêm qua, nhiều hộ dân đã thức trắng đêm để lấy nước. Sáng nay, nhiều người dân đến thẳng nhà máy nước để lấy nước sinh hoạt, nhưng cũng có người rồng rắn chờ xếp hàng ở chung cư mình sống để được cấp phát nước.


 

Người dân khu HH Linh Đàm xếp hàng chờ lấy nước sạch.

Ghi nhận của nhóm phóng viên Nhân Dân điện tử về tình hình nước sinh hoạt của các hộ dân bị ảnh hưởng bởi sự cố ô nhiễm nguồn nước sạch sông Đà.

Cả tuần dùng nước ô nhiễm vì không thấy khuyến cáo

Đã tám ngày kể từ lúc sự cố ô nhiễm dầu thải ở đầu nguồn sông Đà (ngày 8-10) xảy ra đến nay. Nguồn nước sinh hoạt của phía tây Hà Nội bị người dân phát hiện có mùi lạ từ hôm đó. Nhưng những người dân trong vùng bị ảnh hưởng không phải ai cũng biết thông tin này.

Ông Hòa xách hai chiếc can đi lấy nước sạch sau một tuần dùng nước bẩn.

Sáng 16-10, ông Hòa, 57 tuổi (Mai Dịch, Cầu Giấy) mới biết thông tin qua báo chí nước sinh hoạt bị nhiễm styren. Ông vội xách hai chiếc can trắng đến nhà máy nước Mai Dịch lấy nước. Ông Hòa cho biết, thấy mùi có nước lạ từ gần một tuần nhưng vẫn sử dụng vì không thấy cơ quan chức năng khuyến cáo. Đến hôm nay thì người ông thấy bị mẩn ngứa.

Cũng như ông Hòa, bác Lê Xuân Viên, khu Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội cho biết lúc đầu chưa biết thì chúng tôi vẫn phải dùng bình thường. Đến hôm qua mới biết thì cả nhà sáu người mới tá hỏa đi mua nước về để ăn uống. Hôm nay nghe tin được cấp nước nên chúng tôi sang Nhà máy nước Hạ Đình lấy nước nhờ. "Nước từ nguồn sông Đà mấy hôm nay có mùi hắc, tắm cũng không thoải mái lắm”, bác Viên nói.

Bà Nguyễn Thị Yến đạp xe đến Nhà máy nước Hạ Đình chở hai bình nước về dùng mỗi ngày.

Tại Nhà máy nước Hạ Đình, bà Nguyễn Thị Yến ở Hạ Đình cho biết, mấy ngày gần đây gia đình bà phải mua nước để ăn uống và rửa rau. Mỗi ngày hết khoảng hai bình với giá 18 nghìn đồng mỗi bình.

"Từ sáng tới giờ tôi lấy được hai bình như vậy là đủ nước dùng trong ngày hôm nay rồi. Nước lấy về chúng tôi chỉ dùng để ăn uống, còn tắm giặt gia đình tôi vẫn dùng nước cũ ở nhà”, bà Yến nói.

Hà Nội cần khoanh vùng những khu vực nước bị ô nhiễm

Tại khu chung cư HH Linh Đàm, các hộ gia đình cả tuần qua cũng tìm nhiều cách xoay sở với nước sinh hoạt, từ sử dụng máy lọc nước, lấy nước sạch liên hệ miễn phí từ xe nước do Ban đại diện cư dân liên hệ xin về và mua nước đóng bình...

Có những gia đình từ hôm thấy nước có mùi lạ đã chuyển qua dùng nước máy lọc để rửa thực phẩm, đun nấu, đánh răng rửa mặt nhưng hôm qua sau khi biết nước có nhiễm chất styren thì chuyển sang mua nước bình do lo ngại máy lọc nước cũng không thể loại bỏ được chất này.

Anh Nguyễn Hải Chính, sống tại toà nhà HH2A cho biết: "Từ hôm phát hiện nước có mùi lạ, gia đình anh chỉ sử dụng để tắm giặt, còn rửa thực phẩm, nấu ăn, đánh răng, rửa mặt, vệ sinh cho các con phải dùng nước máy lọc tại gia đình. Tuy nhiên, từ tối qua, sau khi biết thông tin nước sinh hoạt nhiễm chất styren, gia đình tôi đã chuyển qua mua nước đóng bình để ăn, uống”.

Anh Chính cho biết thêm: Hiện tại, khu nhà anh đang được thau rửa bể chứa nước. Nhà tôi sẽ tiếp tục mua nước và lấy nước từ xe cấp nước sạch miễn phí đến khi bể nước được thau rửa xong và cấp nước sạch trở lại. "Chi phí mua nước hàng ngày khá tốn kém nhưng gia đình tôi đành chấp nhận vì nhà còn có con nhỏ”, anh nói.

Xe chở nước đến tận chân cầu thang phục vụ cho các hộ dân khu HH Linh Đàm.

Theo ghi nhận của phóng viên, mỗi gia đình mỗi ngày trung bình dùng tiết kiệm hết khoảng 40 lít nước với giá dao động từ 18 đến 20 nghìn đồng/bình. Như vậy riêng nước ăn uống, người dân chi khoảng 36-40 nghìn cho nhu cầu mỗi ngày cho một gia đình từ 4 đến 6 nhân khẩu. Đến nay, không còn cách nào khác, người dân vẫn phải sử dụng nguồn nước sông Đà để tắm giặt.

Nước sạch không chỉ là vấn đề với các hộ dân, những cửa hàng ăn ở các khu vực dùng nước bị ô nhiễm cũng phải tìm cách mua nước để bán hàng. Chị Ngọc, chủ một cửa hàng bán đồ ăn tai khu chung cư HH cho biết, những ngày vừa qua, khi nước có mùi lạ và chưa có nước sạch cấp miễn phí, cửa hàng chị phải bỏ tiền mua nước bình về nấu ăn cho khách hàng, chi phí mỗi ngày hết 300 nghìn đồng.

Lâu nay, người dân không có thói quen tích trữ nước, nên nhiều nhà không có dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Để lấy nước sạch về sử dụng, các gia đình đều phải huy động tối đa các dụng cụ chưa nước như xô, chậu, thùng, can rồi lỉnh kỉnh xách, chở về nhà.

Huy động xe đẩy, thùng sơn để lấy nước sạch.

Nhưng tất cả những điều ấy chỉ mới đáp ứng nhu cầu khẩn cấp hiện tại. Còn về lâu dài, Hà Nội đang rất cần có kế hoạch cụ thể. Nhiều người dân vẫn rất mơ hồ về phạm vi bị ảnh hưởng của ô nhiễm nước sông Đà. Điều cần thiết hiện tại là khoanh vùng những nơi đang dùng nước sinh hoạt từ nước mặt sông Đà để người dân được biết. Bên cạnh đó, thành phố cần tính đến phương án khử sạch chất styren khỏi các đường ống và bể chứa nước đang bị ô nhiễm. Hiện tại, một số khu chung cư đang tự phát thau rửa bể chứa, nhưng nếu đường ống vẫn ô nhiễm thì nguồn nước của người dân vẫn chưa thể được bảo đảm.

Theo Nhandan.com.vn

Các tin khác


Hà Nội khuyến cáo người dân không dùng nước sông Đà nấu ăn, uống

Chiều 15- 10, UBND TP Hà Nội đã thông tin về vụ nước sạch có mùi khét nồng nặc, váng dầu trong những ngày qua. Từ kết quả kiểm tra mẫu nước, UBND thành phố khuyến cáo người dân chỉ dùng nguồn nước sông Đà để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống.

Tọa đàm - nói chuyện chuyên đề về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới

Hướng tới kỷ niệm 89 năm ngày thành lập hội LHPN Việt Nam và hưởng ứng Tháng hành động vì Bình đẳng giới (BĐG) 2019, chiều 15/10, Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ (VSTBPN) tỉnh đã  tổ chức chương trình Tọa đàm - nói chuyện chuyên đề về phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới. Dự buổi tọa đàm đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban VSTBPN tỉnh; đại diện Hội LHPN tỉnh, Sở LĐ-TB&XH và gần 300 đại biểu là lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể tỉnh. 

Hội thảo chuyên đề “Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững năm 2019”

(HBĐT) - Ngày 15/10, Hội LHPN tỉnh phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ chức Hội thảo nói chuyện chuyên đề "Xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững năm 2019” cho trên 300 cán bộ, hội viên phụ nữ, đoàn viên thanh niên, người lao động tại các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp trên địa bàn TP Hòa Bình.

Đề xuất điều chỉnh kế hoạch đầu tư thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững năm 2020

(HBĐT) - Nhằm phân bổ nguồn vốn đúng mục đích, hiệu quả, vừa qua, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Sở KH&ĐT, Ban Dân tộc tỉnh xem xét đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh kế hoạch đầu tư và chủ trương danh mục dự án Chương trình 135, thuộc danh mục Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2019; kế hoạch đầu tư thực hiện Chương trình 135 thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2020, tổng kinh phí dự kiến là 138.132 triệu đồng (thực hiện 264 công trình). Trong đó có 31 công trình chuyển tiếp, kinh phí 16.869 triệu đồng; 233 công trình mới, kinh phí 121.263 triệu đồng.

Huyện Tân Lạc: 9 tháng tiếp nhận và xử lý 32 đơn thư các loại

(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, 9 tháng năm nay, huyện tiếp nhận và xử lý 32 đơn thư các loại. Trong đó, UBND huyện tiếp nhận 24 đơn thư khiếu nại, tố cáo, gồm 3 đơn thuộc thẩm quyền, 13 đơn không thuộc thẩm quyền, 4 đơn không đủ điều kiện giải quyết, 4 đơn trùng nội dung. Các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn tiếp nhận 8 đơn thuộc thẩm quyền. 

Hội LHPN thành phố Hòa Bình: Triển khai mô hình "Gian hàng 0 đồng"

(HBĐT) - Hội LHPN thành phố Hòa Bình vừa triển khai mô hình "Gian hàng 0 đồng" tại địa điểm Công ty Nhà sạch Hòa Bình, tổ 5, phường Tân Thịnh. Đây là một trong những hoạt động nhằm đa dạng hóa chương trình chung tay hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục