Chiều 15- 10, UBND TP Hà Nội đã thông tin về vụ nước sạch có mùi khét nồng nặc, váng dầu trong những ngày qua. Từ kết quả kiểm tra mẫu nước, UBND thành phố khuyến cáo người dân chỉ dùng nguồn nước sông Đà để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống.

Ông Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, ngay sau khi nhận tin báo của một số người dân tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông phản ảnh nguồn nước sinh hoạt có mùi khét nồng nặc, có váng dầu, xác định đây là một vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, Chủ tịch UBND TP đã thành lập ngay một tổ công tác do đồng chí Giám đốc Sở Xây dựng là Trưởng đoàn tổ chức kiểm tra toàn bộ quá trình vận hành Nhà máy nước mặt sông Đà.

Tại tỉnh Hòa Bình, đoàn kiểm tra đã lấy mẫu tại các bể chứa nước trung gian, trạm bơm tăng áp, hệ thống đường ống truyền dẫn cấp nước của Nhà máy nước sông Đà, bao gồm cả khu vực hồ chứa nước mặt. Đồng thời, tổ chức lấy mẫu nước để xét nghiệm tại nhà máy (trước nguồn) sau khi xử lý các bể chứa trung gian, bể tăng áp tại huyện Thạch Thất, quận Nam Từ Liêm và tại bể chứa nước cấp nước của Công ty tại khu vực quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai, tại một số bể chứa của một số tòa nhà chung cư, vòi nước hộ gia đình.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu lãnh đạo Công ty Cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông và lãnh đạo Công ty Cổ phần nước sạch sông Đà báo cáo giải trình.


         Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục thay mặt UBND TP Hà Nội thông tin về vụ việc

Ông Dục cho biết, kết quả kiểm tra xác định, tại khu vực đầu nguồn tại khe núi tại xã Phú Minh, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu đổ dầu nhớt thải trộm. Chất thải dầu này đã chảy lan ra suối rồi chảy vào hồ Đầm Bài (là hồ chứa nước để cấp cho nhà máy).Một số cán bộ của Công ty cổ phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco) có phát hiện việc này từ sáng ngày 8-10, nhưng đã không có bất cứ báo cáo nào với các cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình, cũng như TP Hà Nội.

"Công ty Viwasupco cũng không có bất cứ hành vi ứng cứu ngăn chặn ô nhiễm của nguồn dầu này theo quy định, mà cứ để mặc kệ, dẫn đến váng dầu này đã chảy vào nguồn nước qua hệ thống xử lý nước của nhà máy, rồi chảy vào hệ thống phân phối đến người dân ở các vùng Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân”, ông Dục nhấn mạnh.

Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm, các mẫu đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian).

Từ kết quả xác minh, kết quả giám định xác định mùi "khét” có tại trong nguồn nước tại các nhà dân trong toàn bộ khu vực cấp nước của nhà máy tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra. Kết hợp với mùi nồng nặc của chất clo.

Theo ông Dục, trước mắt Công ty cổ phần đầu tư nước sạch sông Đà chưa thể súc xả, thau được toàn bộ hệ thống nước tại các bể của gia đình, khu chung cư, các bể tăng áp. Do vậy, TP khuyến cáo mọi người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, "chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp".

Dầu thải đen kịt trên đầu nguồn dòng nước chảy vào nhà máy nước Sông Đà (Ảnh: Phong Sơn).

Để cung cấp kịp thời nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng, Hà Nội bố trí các xe téc của Công ty nước sạch thành phố túc trực để sẵn sàng chở nước đến cung cấp cho người dân theo nhu cầu.

"Khi cần đề nghị nhân dân trong vùng ảnh hưởng điện đến số 0903461980 để được cung cấp", ông Dục cho biết.

Cũng trong buổi họp báo, Phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh thông tin thêm, Styren nằm trong nhóm chỉ tiêu 2 năm kiểm tra một lần ở các nhà máy nước.

Theo quy định, nước sạch có 109 chỉ tiêu phải kiểm tra, trong đó 14 chỉ tiêu A, 17 chỉ tiêu B và 78 chỉ tiêu C. Các chỉ tiêu A và B sẽ được kiểm tra lần lượt là một tháng/lần, 6 tháng/lần, còn chỉ tiêu C thì 2 năm /lần.

"Hiện chưa có tài liệu chính thống nào để xác định chất Styren vượt ngưỡng ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân ra sao. Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy mẫu trên diện rộng để xác định chất lượng nước sạch sông Đà", ông Hạnh nói.

Theo Cand.com.vn

Các tin khác


Hội LHPN thành phố Hòa Bình: Triển khai mô hình "Gian hàng 0 đồng"

(HBĐT) - Hội LHPN thành phố Hòa Bình vừa triển khai mô hình "Gian hàng 0 đồng" tại địa điểm Công ty Nhà sạch Hòa Bình, tổ 5, phường Tân Thịnh. Đây là một trong những hoạt động nhằm đa dạng hóa chương trình chung tay hỗ trợ phụ nữ nghèo, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Huyện Yên Thủy: Ngày thứ 7 tình nguyện” giải quyết thủ tục hành chính cho nhân dân

(HBĐT) -Thực hiện Kế hoạch của Huyện đoàn Yên Thủy, Đoàn xã Đoàn Kết vừa phối hợp với Tư pháp và công chức LĐ-TB&XH tổ chức "Ngày thứ 7 tình nguyện” giải quyết thủ tục hành chính cho bà con nhân dân.

Cần giải quyết tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường đê Đà Giang

(HBĐT) - Bàn ăn bày la liệt 2 bên vỉa hè và cả dưới lòng đường, tận dụng lòng đường làm nơi đỗ xe, xả rác bừa bãi, sử dụng vỉa hè để làm nơi rửa bát, đĩa... là những hình ảnh không khó để bắt gặp ở tuyến đường đê Đà Giang (TP Hòa Bình) hàng ngày từ 5 - 23h. Đã nhiều năm nay, những "nhà hàng ngoài trời” vẫn ngang nhiên tồn tại, ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, gây mất an toàn giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy, nổ.

Huyện Yên Thủy chung sức xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc

(HBĐT) - Huyện Yên Thủy có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống với dân số trên 7,02 vạn người, trong đó, dân tộc thiểu số (DTTS) 49.239 người, chiếm 69,53%. Với mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc nhằm tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng quê hương giàu mạnh, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Yên Thủy luôn nỗ lực thực hiện các chủ trương, chỉ đạo của T.Ư, của tỉnh về công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc; cụ thể hóa bằng các văn bản chỉ đạo, điều hành thực hiện các chương trình, dự án, chính sách đối với vùng đồng bào DTTS, từ đó tạo sự thay đổi căn bản diện mạo nông thôn.

Xã Tây Phong vui cuộc sống mới

(HBĐT) - Trở lại xã Tây Phong những ngày cuối thu, khác với khung cảnh bình dị chúng tôi từng gặp, Tây Phong hôm nay đã là xã NTM tiêu biểu của huyện Cao Phong. Bên những công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang là xanh mướt ruộng mía, vườn cam trĩu trịt hứa hẹn mùa quả ngọt. Người dân xã Tây Phong được hưởng niềm vui cuộc sống mới là minh chứng rõ nét cho sức mạnh đại đoàn kết các dân tộc cùng chung sống trên địa bàn.

Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị chăm lo đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số

(HBĐT) - LTS: Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Hòa Bình lần thứ III, năm 2019 là ngày hội lớn biểu dương, khen thưởng và tôn vinh người DTTS tiêu biểu trong toàn tỉnh. Đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết tâm thư Đại hội lần thứ II, đồng thời xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2019-2024. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình đã trao đổi với đồng chí Đinh Thị Thảo, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh về kết quả thực hiện chính sách dân tộc, công tác dân tộc và công tác vận động đồng bào DTTS trong tỉnh những năm qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục