(HBĐT) - Cất công xây bể chứa, hai lần đầu tư hệ thống đường ống dẫn nước nhưng đến nay vẫn phải "trung thành” với nước giếng đào hoặc bỏ công sức chở từng can nước về dùng. Đó là tình trạng chung của nhiều hộ dân xã Cao Thắng (Lương Sơn) trong những tháng mùa khô, mặc dù trên địa bàn xã, 1 công trình nước sạch trị giá hơn chục tỷ đồng đã được đầu tư xây dựng.

 

Để có nước dùng, gia đình anh Bùi Văn Đông, thôn Lai Trì, xã Cao Thắng (Lương Sơn) phải chở nước giếng về dùng trong sinh hoạt hàng ngày. 

Công trình nước sạch hơn chục tỷ đồng không hoạt động

Theo báo cáo của UBND xã Cao Thắng, công trình nước sinh hoạt theo Quyết định số 2914/QĐ/UBND, ngày 18/10/2006 với tổng kinh phí thực hiện hơn 2,7 tỷ đồng do Công ty TNHH Đức Nhanh thi công. Công trình hoàn thành sẽ cung cấp nước sạch cho 5 thôn của xã Cao Thắng là: Bá Lam 1, Bá Lam 2, Chợ Bến, Song Huỳnh, Đa Sỹ. Tuy nhiên, theo nhiều hộ dân, công trình chỉ hoạt động được một thời gian thì hư hỏng nặng không thể dùng được. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Phạm Văn Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Cao Thắng cho rằng: Công trình đầu tư hệ thống ống kém nên dễ gây gỉ sắt, các vị trí nối ống mỏng thường rò rỉ nước, trong khi đó, công tác duy tu, bảo dưỡng công trình không đảm bảo. Vì vậy, sau khi công trình hoạt động được một thời gian thì một số tuyến trục bị hỏng, không thể sửa chữa. Do sự cố giếng khoan, bể lọc xuống cấp, hệ thống điện công trình bị mất trộm nên công trình cũng chỉ hoạt động được đến năm 2010. 

Năm 2013, công trình nước sạch xã Cao Thắng được đầu tư sửa chữa với tổng mức đầu tư 9,5 tỷ đồng theo Quyết định số 2569/QĐ-UBND ngày 28/10/ 2013, trong đó, chi phí xây lắp do nhân dân đóng góp hơn 1 tỷ đồng, Công ty TNHH xây dựng Hoàng Minh làm chủ đầu tư. Công trình sau khi sửa chữa sẽ đảm bảo cung cấp nước sạch cho tất cả các thôn trong xã. Sau khi thi công, tháng 7/2016, công trình nước sinh hoạt được giao cho UBND xã Cao Thắng khai thác sử dụng. Theo đồng chí Cao Xuân Ái, Chủ tịch UBND xã Cao Thắng, xã đã giao cho Công ty CP môi trường xanh Đại Dương tổ chức vận hành công trình. Tuy nhiên, hệ thống ống nước liên tục bị rò rỉ. Tuy nhiên, công ty vận hành không sửa chữa kịp thời, dẫn đến thất thoát nước, không đủ áp lực để cấp nước cho các hộ dân. Thời gian vận hành của công trình đến tháng 1/2019 thì ngừng hoạt động. 

Người dân "khát" nước sạch

Những tháng mùa khô đối với gia đình anh Bùi Văn Đông, thôn Lai Trì được xem là những tháng vất vả nhất. Bởi vì khi không có mưa thường xuyên, để có đủ nguồn nước dùng cho cả gia đình 6 người, cứ 2 ngày 1 lần, anh Đông lại phải chất những chiếc can nhựa lên chiếc xe cải tiến đi xin nước về dùng. Anh Đông chia sẻ: Từ khi đóng nước đợt 1 công trình nước sạch xã Cao Thắng, gia đình tôi không được sử dụng nước vì công trình chỉ cung cấp nước cho 5 thôn quanh khu vực công trình. Đến khi công trình nâng cấp, gia đình tôi rất phấn khởi vì hy vọng được sử dụng nguồn nước sạch nên đã đầu tư 1 bể chứa dung tích 7 m3, nộp tiền mua đồng hồ, đường ống nhựa dẫn nước gần 2 triệu đồng để đợi đường nước sạch. Tuy nhiên, gia đình tôi được sử dụng nước sạch trong một thời gian rất ngắn, sau đó thì không có nước nữa. Đợi mãi gần 1 năm nay nhưng không được sử dụng nước sạch, tôi phải mua téc tích trữ nước mưa để dùng, vào mùa khô phải đi xin nước ở các giếng đào khu vực lân cận. 

Cũng ở thôn Lai Trì, ông Nguyễn Văn Phụng đã tháo dỡ đường ống dẫn nước mấy tháng nay. Là một trong những hộ đăng ký dùng nước từ giai đoạn đầu, đến nay, nhà ông Phụng đã 2 lần đầu tư hệ thống đường ống và lắp đặt đồng hồ nhưng vẫn đành trung thành với việc dùng nước giếng. Ông Phụng cho biết: Nước giếng đào chủ yếu là nước ngấm bề mặt, hiện nay, nguy cơ ô nhiễm rất cao nhưng chẳng còn cách nào khác là vẫn phải dùng vì không có nước.

Là thôn trung tâm, gần khu vực bể chứa nước nhưng nhiều hộ dân thôn Chợ Bến cũng khốn đốn vì thiếu nước, ngay cả khi công trình nước sạch vẫn đang hoạt động. Bà Lê Thị Luyện, Trưởng thôn Chợ Bến cho biết: Hiện có hơn 100 hộ đăng ký sử dụng nguồn nước sạch từ công trình nước sạch. Tuy nhiên, nhiều hộ dân phản ánh việc cấp nước theo giờ gây khó khăn cho sử dụng. Mặt khác, dịch vụ công ty kém khi không tiến hành sửa chữa các đường nước bị rò rỉ, thất thoát nên nhiều hộ không có nước ngay trong giờ cấp nước. 

Do địa chất đá vôi, nhiều hộ dân xã Cao Thắng đã khoan giếng nhưng không có nước. Chính vì vậy, người dân vẫn chủ yếu sử dụng nước giếng đào, vào mùa khô, không phải khu vực nào cũng đảm bảo nguồn nước giếng. Trong khi đó, công trình tiền tỷ của Nhà nước ngay trên địa bàn xã lại đắp chiếu không thể sử dụng được, gây lãng phí rất lớn. Từ thực tế này, người dân xã Cao Thắng mong các cấp, ngành, chính quyền địa phương có giải pháp thiết thực, cụ thể để giải "cơn khát” nước sạch cho người dân, đồng thời có câu trả lời vì sao công trình được đầu tư lớn lại không mang lại hiệu quả?


P.V

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục