"Phải có một cuộc chấn hưng về đạo đức, về giáo dục, về các thang giá trị đạo đức chân chính cho xã hội, cho giới trẻ" - đại biểu nói.

Trao đổi với phóng viên báo chí bên hành lang Quốc hội sáng nay, 14-11 về hiện tượng giới trẻ hò reo, tung hô, thần tượng Khá "bảnh” tại phiên toà xử đối tượng này, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho rằng, trào lưu thần tượng Khá "bảnh” là một nhận thức lệch lạc và sẽ không tồn tại lâu.

"Nếu nói về thần tượng của giới trẻ thì có rất nhiều thứ, và với những gì đang diễn ra bên ngoài phiên tòa có thể thấy Khá "bảnh” cũng được coi là một thần tượng. Tuy nhiên, đây là một thần tượng không chuẩn. Trong suy nghĩ của giới trẻ bây giờ những thang giá trị có sự thay đổi nên cần có một cuộc chấn hưng về đạo đức”, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nêu quan điểm.


Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội

Theo ông, trào lưu này là một nhận thức lệch lạc, khi giới trẻ lớn lên một chút nữa, nhận thức khác đi một chút nữa thì họ sẽ thấy Khá "bảnh” không phải thần tượng của mình và sẽ nhận thức khác đi. Cho nên chúng ta cũng phải thông cảm cho giới trẻ, tại thời điểm này họ thấy đúng nhưng tại thời điểm khác họ lớn hơn sẽ thấy cái đó hoàn toàn không đúng, cần phải tránh xa.

Về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lệch chuẩn này, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu cho rằng, giới trẻ tiếp xúc với công nghệ, mạng xã hội quá sớm. Trong quá trình lên mạng xã hội với tất cả thông tin được đưa lên thì giới trẻ chưa có trình độ, tri thức cao để phân biệt. "Giới trẻ chỉ thấy người này có nhiều fan thì theo chứ chưa phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai. Như vậy, cần có một khoảng thời gian để giáo dục, cùng với sự lớn lên về thể lực thì trí tuệ cũng khác đi, tự thay đổi nhận thức”, ông nói.

Bàn về giải pháp đối với hiện tượng các thành phần bất hảo được tung hô trên mạng xã hội, ĐBQH tỉnh Nghệ An cho rằng phải có một cuộc chấn hưng về đạo đức, về giáo dục, về các thang giá trị đạo đức chân chính cho xã hội, cho giới trẻ. "Đặc biệt báo chí, truyền thông cần lên tiếng phân tích cho họ thấy rõ những thần tượng này không nên được tôn trọng, định hướng cho họ một thang giá trị đúng với chuẩn mực đạo đức xã hội, đúng với truyền thống thì giới trẻ sẽ thay đổi và loại dần, đó là quy luật. Báo chí là một trong những kênh cực kỳ quan trọng định hướng cho giới trẻ”, đại biểu nêu quan điểm.

Trước đó, sáng 13-11, TAND thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) mở phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử công khai đối với bị cáo Ngô Bá Khá (tức Khá "bảnh”, SN 1993, trú tại xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) tuyên phạt đối tượng 10 năm 6 tháng tù về tội đánh bạc và tội tổ chức đánh bạc.

Theo cáo trạng của Viện KSND thị xã Từ Sơn, Khá "bảnh” có nhiều tiền án, tiền sự, nghiện ma tuý, nằm trong diện quản lý của cơ quan Công an. Năm 2011 và 2014, Khá "bảnh” bị đưa vào trường giáo dưỡng vì gây rối trật tự công cộng. Năm 2016, Khá "bảnh” bị Công an thị xã Từ Sơn bắt về tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.

Sau một thời gian ra tù, Khá "bảnh” bỗng trở nên giàu có vào năm 2017. Đây là khoảng thời gian Khá "bảnh” sử dụng YouTube bằng tài khoản "Khá Bảnh”. Với gần 2 triệu người theo dõi, Khá được trả tiền cho mỗi video đăng lên. Có tháng, Khá "bảnh” thu được gần 20.000 USD (tương đương 400 triệu đồng).

Ngoài ra, Viện kiểm sát còn xác định, Khá "bảnh” và đồng phạm đã đánh bạc bằng hình thức lô, đề. Trong thời gian hơn 40 ngày, Khá "bảnh” và đồng phạm đã giao dịch gần 5 tỷ đồng từ việc ghi lô, đề và Khá "bảnh” hưởng lợi gần 300 triệu.

                 TheoCAND

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục