(HBĐT) - Trong năm 2019, TP Hòa Bình tiếp tục quan tâm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân, nhất là khuyến khích phát triển thương mại tư nhân, chợ đầu mối, chợ kinh doanh tổng hợp, gắn với chuyển đổi mô hình quản lý chợ.

Theo đó, hoạt động dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển. Trong năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của TP Hòa Bình ước đạt 12.468,79 tỷ đồng, tăng 28,6% so với năm 2018, tăng 12,1% so với kế hoạch. Hiện tại, thành phố có 409 doanh nghiệp, thu hút 5.205 lao động và 6.650 hộ kinh doanh cá thể với 10.178 lao động.

Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm luôn được coi trọng. Các lực lượng chức năng của thành phố đã tổ chức kiểm tra 658 cơ sở sản xuất, kinh doanh. Qua đó xử phạt hành chính 240 cơ sở vi phạm về quy định nhãn hiệu, kinh doanh mặt hàng có điều kiện, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổng giá trị tiền phạt và giá trị hàng hóa tịch thu 596.630.000 đồng.

H.N

Các tin khác


Kiểm tra công tác phòng - chống đói, rét gia súc tại huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 12/12, Đoàn công tác của Sở NN&PTNT đã kiểm tra công tác phát triển sản xuất chăn nuôi, phòng - chống đói, rét cho đàn gia súc, gia cầm tại huyện Đà Bắc.

Người dân xã Lạc Sỹ mong muốn có nơi ở mới

(HBĐT) - Theo thống kê, trên địa bàn xã Lạc Sỹ (Yên Thủy) có khoảng 45 hộ dân sinh sống trong các khu vực có nguy cơ tiềm ẩn sạt lở cao cần di chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, do quỹ đất ở hạn hẹp, nguồn kinh phí hỗ trợ lớn, nên địa phương không đáp ứng được. Chính vì vậy, cấp ủy, chính quyền và người dân mong muốn Nhà nước quan tâm, hỗ trợ người dân được chuyển đến nơi an toàn. Qua đó sớm ổn định cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH địa phương.

Huyện Kim Bôi ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo" trên 800 triệu đồng

(HBĐT) - Ngày 11/12, UB MTTQ huyện Kim Bôi tổ chức Hội nghị tổng kết công tác mặt trận năm 2019, triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2020.

Dù Nhà nước thoái vốn, Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình vẫn có trách nhiệm và nghĩa vụ duy trì đảm bảo an ninh nguồn nước

(HBĐT) - Đại biểu Nguyễn Thị Thanh Hảo (TP Hòa Bình) hỏi: Thời gian qua, người dân và cử tri có ý kiến về việc Công ty cổ phần nước sạch Hòa Bình đầu tư, cải tạo hệ thống đường ống nước. Nhưng lại bắt các hộ dân nộp tiền đấu nối; nhân viên đi lắp các đấu nối tiếp tục thu tiền của dân 300.000 đồng/1hộ, như vậy có đúng không? Hiện nay, cổ phần của Nhà nước ở Công ty Nước nước sạch Hòa Bình còn 40%. Chủ trương của Chính phủ sẽ thoái hết số vốn tại doanh nghiệp. Vậy, việc đảm bảo an ninh nguồn nước, kiểm soát chất lượng nước, môi trường, các khoản thu của Công ty đối với người dân... Nhà nước sẽ quản lý như thế nào?

Đã hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà thờ giáo họ Mường Riệc

(HBĐT) - Đại biểu Bùi Văn Sởn (Lạc Sơn) hỏi: Ngày 24/9/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2025/QĐ-UBND về việc chuyển mục đích sử dụng đất của hộ ông Quách Trọng Thỉnh hiến 1.288,2 m2 đất giao cho giáo xứ Mường Riệc để xây dựng nhà thờ họ xóm Đồi Cả tại xã Mỹ Thành (Lạc Sơn). Đến nay đã hơn 2 tháng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Đề nghị đồng chí Giám đốc Sở trả lời cho cử tri biết lý do vì sao?

Diêm Thống Nhất “chết” vì bật lửa?

Những bao diêm có hình chim bồ câu trắng trên nền trời xanh từng là sản phẩm xuất hiện ở tất cả các tạp hóa, các cửa hàng, là vật dụng thiết yếu trong mỗi gia đình người Việt. Nhưng sau 63 năm, mọi chuyện đã thay đổi và sản phẩm Diêm Thống Nhất sắp bị khai tử.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục