(HBĐT) -  Phấn khởi đón chúng tôi về thăm xóm, đồng chí Đinh Văn Long, Trưởng xóm Dụ Phượng, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) cho biết: Sau sáp nhập, xóm Dụ Phượng có 187 hộ với 789 nhân khẩu với 4 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tính đến bây giờ là xóm mới được thành lập vừa tròn hơn 1 năm.

 


Các phong trào, hoạt động của xóm mới sau nhập, kiện toàn diễn ra rất sôi nổi, tích cực. Ảnh: Người dân khu dân cư Tân Vương, xã Phú Lai (Yên Thủy) đoàn kết vui ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc".

Trong 1 năm qua, bộ máy của xóm mới đã dần đi vào hoạt động ổn định. Điều đáng phấn khởi hơn cả là sau sáp nhập, nhân dân trong xóm đã dần thích nghi, khắc phục những khó khăn phát sinh ví dụ như phải đi họp xa để tích cực tham gia các hoạt động của xóm mới. Đặc biệt, bà con 3 xóm rất đoàn kết, đồng lòng xây dựng xóm mới. Các hội đoàn thể được tăng cường thêm hội viên, lực lượng mạnh lên nên các phong trào của khu dân cư cũng vì thế mà có những chuyển biến tích cực rõ rệt. Năm 2019, xóm có 90% số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, thu nhập bình quân đầu người ước đạt 45 triệu đồng/người/năm. Toàn xóm chỉ còn có 3 hộ nghèo (chiếm chưa đến 2% tổng số hộ toàn xóm). Đặc biệt, các phong trào văn hóa, TDTT của xóm phát triển rất mạnh. Hiện, xóm mới đông dân nên mọi sinh hoạt cộng đồng được diễn ra tại Nhà văn hóa trung tâm xã”.

Theo số liệu thống kê, sau giai đoạn làm điểm và 2 đợt triển khai chính thức, toàn tỉnh hiện đã nhập, điều chỉnh đối với 936 thôn, xóm để hình thành, đặt tên 467 thôn, xóm; 222 tổ dân phố để hình thành, đặt tên 113 tổ dân phố. Như vậy, sau sắp xếp, toàn tỉnh còn 1.482 thôn, xóm, tổ dân phố (tương ứng giảm 28% so với trước khi sắp xếp). Qua đó, giảm 2.304 người hoạt động không chuyên trách, giảm khoảng 51,7 tỷ đồng/năm kinh phí chi trả phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách, khoán kinh phí hỗ trợ hoạt động cho các tổ chức đoàn thể ở thôn, xóm, tổ dân phố.

Đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ 1084 cho biết: UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố chủ động chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn có kế hoạch tổ chức sáp nhập, kiền toàn các tổ chức ở thôn, xóm, tổ dân phố phù hợp. Đặc biệt, các sở, ban, ngành liên quan đã khẩn trương vào cuộc, nghiên cứu, thực hiện việc hỗ trợ kinh phí kịp thời cho người hoạt động không chuyên trách ở thôn, xóm, tổ dân phố dôi dư nghỉ việc sau sắp xếp, kiện toàn với tổng số tiền khoảng 7,4 tỷ đồng. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các ngành liên quan kịp thời điều chỉnh thông tin trên giấy tờ tùy thân cho người dân; có phương án sắp xếp, sử dụng cơ sở vật chất dôi dư sau sáp nhập; đảm bảo việc thực hiện chính sách xã hội, các nguồn vốn vay, dự án đang đầu tư... Vì vậy, cuộc sống của người dân không bị xáo trộn sau nhập, kiện toàn xóm.

Nhìn lại hoạt không các thôn, xóm, tổ dân phố sau nhập, kiện toàn cho thấy, những vướng mắc ban đầu đã nhanh chóng được tháo gỡ, người dân hoàn toàn yên tâm, phấn khởi, đồng lòng cùng chung tay xây dựng xóm mới phát triển. Theo số liệu thống kê của ngành VH – TT & DL, năm 2019, toàn tỉnh có 83,8% số hộ đạt tiêu chuẩn "gia đình văn hóa” và đặc biệt là có đến 85,2% khu dân cư đạt danh hiệu "khu dân cư văn hóa”.

Cùng chúng tôi đi thăm các khu dân cư sau nhập, kiện toàn xóm, đồng chí Bùi Thị Bình, Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ huyện Yên Thủy phấn khởi: Sau nhập, kiện toàn xóm, huyện Yên Thủy đã giảm được 43 thôn, xóm, tổ dân phố, toàn huyện hiện không còn tổ dân phố nào dưới tiêu chuẩn theo quy định. Sau nhập, kiện toàn, các xóm đã đi vào hoạt động ổn định, những vướng mắc đã dần được tháo gỡ. Phấn khởi hơn cả là vừa qua, 115/115 thôn, xóm, tổ dân phố trên địa bàn huyện đều đã tổ chức Ngày hội "Đại đoàn kết toàn dân tộc". Ngày hội đặc biệt vui vẻ, phấn khởi ở các xóm sau nhập, kiện toàn do dân cư đông, các hội đoàn thể mạnh nên phong trào văn hóa, văn nghệ, TDTT rất sôi nổi. Điều đáng quý có thể nhận thấy là tinh thần đoàn kết bền chặt đã được hình thành nhanh chóng trong cộng đồng dân cư mới. Đón xuân Canh Tý, các khu dân cư đều đã tiến hành tổng vệ sinh dọn dẹp đường làng ngõ xóm, trang trí nhà văn hóa, treo cờ Tổ quốc. Các khu dân cư cũng đã có phương án tổ chức thăm, tặng quà hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình neo đơn trên địa bàn. Đồng thời có kế hoạch tổ chức các hoạt động vui xuân, đón Tết cho người dân đảm bảo vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và củng cố tinh thần đoàn kết trong nhân dân, nhất là tại các khu dân cư sau nhập, kiện toàn.


 Dương Liễu

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục