(HBDT) - Dù không sinh ra ở mảnh đất Hòa Bình, nhưng họ đã dành nhiều tâm huyết cho miền quê đặc biệt này với tâm nguyện Hòa Bình chính là quê hương thứ hai của mình.
Anh Lê Văn Cương (thứ ba từ phải sang), Giám đốc HTX Hà Phong (Cao Phong) giới thiệu các sản phẩm chiết xuất từ cam Cao Phong.
Đã thành thông lệ, những ngày cuối năm, ông Mai Xuân Sinh, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) lại tất bật chuẩn bị gạo và các nhu yếu phẩm để tặng hộ nghèo trên địa bàn xã. Hoạt động này được ông Sinh duy trì từ nhiều năm nay, bởi Lâm Sơn chính là vùng quê ông đã lựa chọn để gắn bó những ngày đầu lập nghiệp. Ông sinh ra ở Nga Điền, huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Lớn lên ông nhập ngũ. Năm 1986, sau khi phục viên, ông cùng gia đình lên vùng đất Lương Sơn khai hoang, lập nghiệp. Những ngày đầu gây dựng mái ấm nơi vùng đất mới, gia đình ông gặp không ít khó khăn, nhưng chính lúc đó ông cảm nhận được tình làng, nghĩa xóm, tình cảm chân chất, thật thà của bà con đồng bào Mường nơi đây. Những tình cảm ấy trở thành chất liệu quý trong những sáng tác nghệ thuật của ông. Là hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh, Chủ nhiệm CLB hát chèo Lương Sơn, ông đã sáng tác, dàn dựng nhiều vở kịch hay để tham gia tại các hội diễn. Ông Sinh chia sẻ: Văn hóa Mường, dân ca Mường đã thấm đẫm trong đời sống của tôi, chính vì vậy, trong những sáng tác của mình, tôi luôn thể hiện nét văn hóa Mường đặc sắc như là một cách quảng bá về văn hóa, cũng như thể hiện tình yêu của mình với quê hương Hòa Bình.
Từ hai bàn tay trắng, ông từng bước xây dựng, phát triển kinh tế gia đình với nhiều mô hình mang lại hiệu quả cao như trồng rừng kết hợp chăn nuôi, làm dịch vụ… Ông suy nghĩ, bản chất người lính Cụ Hồ là hăng hái tham gia chiến đấu, trở về với đời thường tích cực lao động sản xuất, góp ích cho xã hội. Vì vậy, ông luôn sống chan hòa với xóm làng, tích cực giúp đỡ hộ khó khăn trên địa bàn xã. Ông đã ươm hàng nghìn cây ăn quả hỗ trợ giống cho hội viên nông dân của xã; đóng góp, ủng hộ tiền xây nhà văn hóa, sân bóng chuyền, tài trợ vật tư. Nhờ những đóng góp, cống hiến, ông Mai Xuân Sinh đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang, Huân chương Giải phóng…; được tỉnh, huyện, xã trao tặng nhiều bằng khen, giấy khen.
Không chỉ ông Mai Xuân Sinh, rất nhiều người vì tình yêu với mảnh đất Hòa Bình giàu bản sắc văn hóa đã tình nguyện ở lại gắn bó và cống hiến cho quê hương Hòa Bình. Những người trồng cam ở thị trấn Cao Phong (Cao Phong) có lẽ không ai không biết đến HTX Hà Phong, một trong những đơn vị đầu tiên thực hiện chuyển giao công nghệ chế biến các sản phẩm từ cam, cho ra đời những dòng sản phẩm mới, góp phần nâng cao giá trị của cây cam, được người tiêu dùng đón nhận. Và người đã mạnh dạn có những bước đi đột phá ấy là anh Lê Văn Cương, dù không phải người gốc Hòa Bình nhưng đã gắn bó với quê hương Hòa Bình. Cuối năm 2016, khi HTX Hà Phong thành lập, anh Cương với trọng trách liên kết các hộ trồng cam để gia tăng nguồn lực, tạo ra giá trị sản phẩm uy tín đã tập trung vào khâu sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm cam đảm bảo an toàn thực phẩm, tìm kiếm bạn hàng và các đầu mối tiêu thụ lớn, hợp tác lâu dài. Hiện, vùng cam được anh xây dựng đạt tiêu chuẩn VietGAP có diện tích gần 200 ha. Trong lúc tìm kiếm chỗ đứng cho sản phẩm cam của HTX trên thị trường, anh nghĩ đến việc chế biến các sản phẩm từ cam quả. Nghĩ là làm, anh Cương học tập, chuyển giao công nghệ. Đến nay, HTX đã vận hành và sản xuất thử nghiệm, ra mắt thị trường 9 sản phẩm, gồm: rượu cam, rượu men cam (chiết xuất từ tinh dầu và ruột cam ủ lên men), nước cốt cam, nước cam lên men, tinh dầu cam, xà phòng cam, mứt cam, mứt vỏ cam và trà chanh đào mật ong.
Với bề dày lịch sử, nét văn hóa truyền thống và thắm đượm tình người, mảnh đất Hòa Bình đã trở thành đất lành của nhiều người đến đây sinh sống, lập nghiệp. Gắn bó với mảnh đất hiền hòa, hàng ngày họ thầm lặng lao động, cống hiến, đóng góp sức mình xây dựng quê hương Hòa Bình ngày càng giàu đẹp.
Phương Linh
(HBĐT) - Từ ngày 18 - 20/1, nhân dịp xuân Canh Tý 2020, Ủy ban MTTQ tỉnh phối hợp với Công ty Liên doanh điều hành Cửu Long đã tổ chức chương trình an sinh xã hội – Tết vì người nghèo tại huyện Tân Lạc, Mai Châu, Kim Bôi.
(HBĐT) - Thời điểm những ngày cận Tết Nguyên đán 2020 là lúc mà dòng người hối hả, bận rộn hoàn thành những công việc cuối cùng của năm cũ để chuẩn bị đón chào một năm mới sắp đến. Theo đó, những công việc đời thường tưởng chừng như chỉ thu tiền lẻ lại "hốt bạc” trong những ngày cuối năm này như rửa xe, cắt tóc, thịt gà thuê bỗng chốc "lên ngôi”.
(HBĐT) - Ngày 19/1, Ban Thư ký Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh tổ chức chương trình Doanh nghiệp trẻ, chia sẻ Tết yêu thương năm 2020 tại xã Bắc Sơn - nay thuộc xã Vân Sơn (Tân Lạc).
(HBĐT) - Buổi sáng…bàn uống nước của quán ăn sáng bà T đông hơn ngày thường. Dạo này các anh, các bác ăn sáng nhanh và không kề cà chén rượu, cốc bia như trước nữa. Họ bảo "Anh 100” khiến họ biết điểm dừng hơn (ý là họ nói đến Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt…). Một bác cho ý kiến: Đường lối chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước rõ ràng như thế. Tuân thủ là đúng rồi…Chứ như "mấy ông” Đồng Tâm-Hà Nội ấy. Thật là…
(HBĐT) - Khi mùa xuân đến, cảm xúc mỗi người lại trào dâng. Đó là niềm tự hào, sự tin tưởng đoàn kết một lòng đi theo con đường mà Đảng, Bác Hồ đã chọn. Trước thềm xuân mới Canh Tý 2020, cùng Báo Hòa Bình lắng nghe những chia sẻ, tâm tư của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trên địa bàn và cùng kỳ vọng về sự phát triển đi lên của tỉnh trong năm mới 2020.
(HBĐT) - Vùng Phú Cường (Kỳ Sơn - nay thuộc TP Hòa Bình) gồm 3 xã: Hợp Thịnh, Phú Minh (nay là xã Thịnh Minh) và Hợp Thành nằm trên tỉnh lộ 445, bên dòng sông Đà. Những ngày này, về vùng Phú Cường, trong nắng mới, cờ Đảng, cờ Tổ quốc phấp phới bay, băng rôn, khẩu hiệu "Mừng Đảng, mừng Xuân” được treo ở những nơi trang trọng. Tại nhà văn hóa các xã là không khí nhộn nhịp chuẩn bị cho lễ hội xuân đầu năm với các trò chơi truyền thống như đu quay, ném còn, bóng chuyền, đẩy gậy…