(HBĐT) - Những ngày này, có dịp về những xã vùng 135 huyện Kim Bôi cảm nhận rõ sự đổi thay. Những tuyến đường liên thôn, liên xã gồ ghề, lầy lội được cứng hóa bằng bê tông xi măng. Từ phong trào cải tạo vườn tạp, khắp các xóm, bản đã hình thành những vườn cây ăn quả, trang trại, gia trại nuôi gà, nuôi lợn bản địa quy mô lớn có giá trị kinh tế cao. Trên sân thể thao sôi nổi các trò chơi dân gian, hoạt động giao lưu văn nghệ, thi đấu giao hữu bóng đá, bóng chuyền… Sắc xuân rộn ràng khắp các thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn huyện.

 


Cán bộ Phòng Dân tộc huyện Kim Bôi phối hợp với chính quyền và người dân giám sát chặt chẽ tiến độ, chất lượng thi công công trình ngầm xóm Vọ, xã Cuối Hạ được đầu tư từ nguồn vốn Chương trình 135.

Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi Bùi Văn Dùm phấn khởi cho biết: Với sự quan tâm, hỗ trợ của T.Ư, của tỉnh, nhiều chủ trương, chính sách đã được triển khai trên địa bàn huyện, nhất là vùng đồng bào DTTS. Các dự án được thực hiện công khai, dân chủ từ cơ sở, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, đạt hiệu quả cao, tạo được niềm tin và sự hưởng ứng của nhân dân. Các công trình giao thông, thủy lợi, nước sinh hoạt, nhà sinh hoạt cộng đồng… đều xuất phát từ nhu cầu, nguyện vọng thực tế của người dân, khi hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả, đảm bảo chất lượng và phục vụ lợi ích thiết thực cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt.

Nhờ lồng ghép hiệu quả các chương trình, dự án, đến nay, 100% đường huyện, đường đến trung tâm các xã trong huyện và 70% đường trục thôn, bản, liên thôn, bản trên địa bàn huyện được nhựa hóa, bê tông hóa theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT. Trên 57% đường ngõ, xóm đảm bảo sạch, không lầy lội vào mùa mưa; 80% đường trục chính nội đồng đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm. Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực các DTTS đạt được kết quả khả quan. Đội ngũ cán bộ các dân tộc ở cơ sở từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng. 
Từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế, năm 2019, huyện Kim Bôi đã phân bổ trên 4,5 tỷ đồng để cung cấp giống cây trồng, phân bón, hỗ trợ máy cày bừa, máy bơm nước, phun thuốc trừ sâu, tập huấn kỹ thuật để xây dựng các mô hình chăn nuôi, trồng trọt… với hàng nghìn hộ và nhóm hộ được hưởng lợi. Ngoài ra, toàn huyện có  217 hộ thuộc 12 xã được hỗ trợ trên 325 triệu đồng để lắp đặt hệ thống nước sinh hoạt phân tán. Các xã, thôn, bản đều quản lý, sử dụng tốt các loại sách, báo, tạp chí được cấp không thu tiền. Năm 2019 có 201 người có uy tín được thăm hỏi, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần, với tổng kinh phí trên 113 triệu đồng.

Trưởng xóm Vọ, xã Cuối Hạ Bùi Văn Núc chia sẻ: Là xã thuộc Chương trình 135, những năm qua, được Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội, hỗ trợ cây giống, phân bón, tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, người dân đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế. Các công trình đều do UBND xã làm chủ đầu tư đảm bảo đúng quy trình, nguyên tắc, đối tượng được thụ hưởng và được nhân dân giám sát chặt chẽ, không chỉ đảm bảo chất lượng, tiến độ mà còn nâng cao trình độ quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Qua đó, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống dân cư trên địa bàn.

Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về công tác dân tộc, cơ sở hạ tầng, diện mạo khu vực nông thôn của huyện Kim Bôi ngày càng khang trang. Nhân dân các dân tộc đã đổi mới nếp nghĩ, cách làm, hăng say lao động, sản xuất, phát triển kinh tế. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm còn 14,77%, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 31,8 triệu đồng/năm. Kết quả đó góp phần quan trọng để an ninh chính trị vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện luôn ổn định, giữ vững và phát huy mạnh mẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong quá trình xây dựng, phát triển.
 

Đức Phượng

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục