Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 07/2020/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.



Khu vực đo thân nhiệt và kiểm tra y tế đối với hành khách quốc tế đến sân bay Cam Ranh (Khánh Hoà). Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN
Theo đó, bổ sung thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới đối với bệnh COVID-19 (trước đây gọi là bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra) tại Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg.

Cụ thể, bệnh COVID-19 thuộc nhóm A, thời gian ủ bệnh trung bình 14 ngày, thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh mới là 28 ngày (thời gian được tính từ ngày trường hợp mắc bệnh gần nhất được cách ly tại cơ sở y tế).

COVID-19, bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Ngày 31/1/2020, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố dịch bệnh là sự kiện y tế công cộng khẩn cấp gây quan ngại toàn cầu (PHEIC).

Thông tin cập nhật đến 26/2/2020, tại Việt Nam, toàn bộ 16/16 trường hợp nhiễm COVID-19 đã được chữa khỏi; đang theo dõi, cách ly 31 trường hợp nghi nhiễm COVID-19; theo dõi sức khỏe 5.675 người tiếp xúc với người nghi nhiễm COVID-19 và nhập cảnh từ vùng dịch. Qua 14 ngày, Việt Nam chưa ghi nhận thêm các trường hợp nhiễm COVID-19 mới… Đến nay, hai tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa đã đủ điều kiện để công bố hết dịch.

Tuy nhiên, diễn biến tình hình dịch bệnh trên thế giới còn phức tạp, khó lường. Bộ Y tế nhận định, thời gian tới, Việt Nam có thể ghi nhận những trường hợp mắc COVID-19 mới.



                                 Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy chung tay phòng, chống dịch Covid-19

(HBĐT) - Đồng chí Dương Văn Hào, Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Thủy, Phó Trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng, chống dịch Covid-19 huyện cho biết: "Nhận thức được tình hình lây lan và tính chất nguy hiểm của dịch bệnh, BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 huyện đã chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan đơn vị, BCĐ các xã, thị trấn, doanh nghiệp và nhân dân chung tay thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh. Trong thời gian tới, BCĐ phòng, chống dịch Covid-19 huyện tiếp tục bám sát, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên; đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị, vật tư phục vụ cho công tác khám, điều trị cách ly; quản lý tốt người đi từ vùng dịch về địa phương...”.

Tiếp tục chống dịch COVID-19 với tinh thần kiên quyết, bình tĩnh

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình và giải pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 vào chiều 24/2 khẳng định chủ trương kiên quyết nhưng bình tĩnh để chống dịch. Trong ngày, các địa phương trong cả nước triển khai các giải pháp nhằm phòng, chống dịch COVID-19 quyết liệt và hiệu quả. Trong khi đó, thị trường vàng vốn nhạy cảm với các biến động, đã biến động mạnh.

Xã Hưng Thi phát huy hiệu quả nguồn vốn chính sách

(HBĐT) - Hưng Thi là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Thủy. Do điều kiện giao thông chia cắt, đời sống kinh tế chủ yếu sản xuất nông, lâm nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo cao. Với mục tiêu hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ thông qua Ngân hàng CSXH đóng vai trò quan trọng và luôn đồng hành với người dân trong xã. Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng CSXH, nhiều hộ nghèo, gia đình chính sách mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo của địa phương. Cùng với sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, hội, đoàn thể, sự nỗ lực của người dân, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2 - 3% mỗi năm.

Tín dụng ưu đãi góp phần giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã đồng hành cùng nông dân Đà Bắc trong phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Nguồn vốn hỗ trợ từ NHCSXH đã tác động mạnh mẽ đến đời sống người nghèo và đối tượng chính sách, giúp người dân từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Đa dạng hóa mô hình tập hợp, thu hút hội viên

(HBĐT) - Đồng chí Hoàng Thị Duyên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Xác định xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh là một trong các nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, Hội Phụ nữ các cấp trong tỉnh luôn chú trọng đổi mới nội dung, đa dạng hóa mô hình, hình thức tuyên truyền để tập hợp, thu hút nhiều hội viên tham gia tổ chức Hội. Qua đó, đóng góp tích cực vào các phong trào, hoạt động tại nhiều địa phương trong tỉnh.

Tháng 1, cấp mới 25.200 thẻ bảo hiểm y tế cho người dân

(HBĐT) - Tính đến ngày 31/12/2019, tổng số người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) là 81.522 người (bắt buộc là 76.061 người, tự nguyện là 5.461 người), tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là 65.412 người, tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) là 808.371 người, đạt tỷ lệ bao phủ BHYT là 94,8% dân số, vượt 1,64% so với chỉ tiêu của Thủ tướng Chính phủ giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục