(HBĐT) - Thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững (GNBV) giai đoạn 2016-2020, với mục tiêu hướng tới GNBV, nâng cao đời sống Nhân dân, huyện Cao Phong đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm bình quân mỗi năm 3%, tại các xã, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) 4 - 5%/năm. Năm 2016, hộ nghèo toàn huyện chiếm 26,85%, đến năm 2019 giảm còn 12,53%.


Nhân dân xóm Cáp, xã Bình Thanh (Cao Phong) thực hiện mô hình trồng sả cho hiệu quả kinh tế.

Huyện chủ động xây dựng, triển khai thực hiện chương trình GNBV giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch công tác giảm nghèo hàng năm; ban hành các văn bản chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn. Chỉ tiêu giảm nghèo được xác định là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong phát triển KT-XH địa phương.

Cùng với nguồn vốn bố trí từ ngân sách Nhà nước, huyện huy động nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn đối ứng của đối tượng hưởng lợi để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo. Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện huy động tổng nguồn vốn 42.083,425 triệu đồng thực hiện Chương trình MTQG GNBV. Trong đó, vốn đầu tư phát triển (ngân sách T.Ư) 33.951,99 triệu đồng, vốn sự nghiệp (ngân sách T.Ư) 6.946 triệu đồng, vốn huy động từ Nhân dân 1.185,435 triệu đồng.

Từ các nguồn vốn, cơ sở hạ tầng các xã từng bước được đầu tư. Trong giai đoạn 2016-2020, nguồn vốn T.Ư giao huyện 32.842 triệu đồng, đầu tư cho 83 hạng mục công trình. Đến năm 2019, đã thực hiện 77 công trình, tổng kinh phí 27.240 triệu đồng, gồm 14 công trình do huyện làm chủ đầu tư, 63 công trình do xã làm chủ đầu tư. Năm 2020 dự kiến vốn giao 5.602 triệu đồng, làm mới 6 công trình. Từ năm 2016-2019, huyện được đầu tư 6.076 triệu đồng hỗ trợ sản xuất (nguồn vốn Chương trình 135), với 2.575 lượt hộ được hưởng lợi. Qua đó, các hộ  khó khăn, hộ nghèo được hỗ trợ vật tư phân bón, mua cây, con giống như bò lai -sin sinh sản, dê, lợn, gia cầm, keo Úc, cây ăn quả…, có điều kiện để sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, từng bước thoát nghèo.

Nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người dân vùng ĐBKK, huyện quan tâm xây dựng, nhân rộng các mô hình giảm nghèo. Năm 2019, huyện đã đầu tư kinh phí 872 triệu đồng, trong đó, vốn ngân sách T.Ư 724 triệu đồng, vốn đối ứng của hộ dân 148 triệu đồng, triển khai dự án "Hỗ trợ gia đình nghèo, hộ cận nghèo nuôi bò lai sinh sản” thuộc Chương trình MTQG GNBV tại xã Yên Lập, Yên Thượng (nay là xã Thạch Yên), với sự tham gia của 44 hộ nghèo và 22 hộ cận nghèo. 

Thông qua chương trình tín dụng ưu đãi, từ năm 2016 đến nay đã cho 3.218 lượt hộ nghèo vay vốn 99,717 tỷ đồng; 1.592 lượt hộ cận nghèo vay 56,698 tỷ đồng; 648 hộ mới thoát nghèo với tổng vốn vay 19,665 tỷ đồng. Triển khai Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, những năm qua đã đào tạo nghề miễn phí cho 5.106 lao động nông thôn (trong đó 789 lao động phi nông nghiệp, 4.317 lao động nông nghiệp). Tạo việc làm và việc làm mới cho 5.525 lao động. 

Với sự quan tâm đầu tư đồng bộ, người dân vùng ĐBKK, hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn được hưởng lợi từ các chương trình, dự án, chính sách ưu đãi. 100% hộ nghèo, cận nghèo được khám chữa bệnh tại nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu. Đến nay, huyện đã cấp miễn phí thẻ BHYT cho 14.105 lượt người nghèo; 92.232 lượt người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện KT-XH khó khăn, ĐBKK; 3.014 lượt người thuộc hộ cận nghèo; 347 lượt người Kinh sống ở vùng 135; hỗ trợ tiền hộ nghèo ăn Tết cho 8.783 lượt hộ, tổng kinh phí 2.806,45 triệu đồng. Từ năm 2016 - 2019 đã hỗ trợ tiền điện cho 8.521 lượt hộ nghèo với tổng kinh phí 5.091,84 triệu đồng. 

Toàn huyện có 268 hộ nghèo được hỗ trợ xây mới nhà ở, tổng kinh phí 26,8 tỷ đồng; 15.695 học sinh được hưởng chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập với kinh phí thực hiện 8,947 tỷ đồng; hỗ trợ tiền ăn trưa cho 1.930 học sinh ở xã, thôn ĐBKK, với tổng kinh phí 10,115 tỷ đồng; hỗ trợ 353,9 tấn gạo cho 2.964 lượt học sinh; hỗ trợ ăn trưa cho trẻ mầm non cho 2.916 cháu, tổng kinh phí thực hiện 4,056 tỷ đồng.

Trong những năm qua, Chương trình MTQG GNBV được triển khai thực hiện hiệu quả trên địa bàn huyện đã giúp cải thiện đời sống Nhân dân, nâng cao thu nhập bình quân đầu người, góp phần quan trọng trong việc phát triển KT-XH địa phương. Thu nhập bình quân của các hộ nghèo, hộ cận nghèo dần được tăng lên. Qua thực hiện chương trình, nhiều địa bàn thoát khỏi tình trạng ĐBKK. Năm 2016, toàn huyện có 4 xã, 16 xóm ĐBKK, đến năm 2020, còn 2 xã, 4 xóm, có 2 xã, 12 xóm thoát khỏi tình trạng ĐBKK.
 
V.H


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục