(HBĐT) - Xóm Mạ là một trong những vùng đất có truyền thống cách mạng trong kháng chiến của xã Tu Lý, nay là xã Tú Lý (Đà Bắc). Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, chi bộ Đảng xóm cùng cán bộ, đảng viên, Nhân dân đã đứng lên giành lại chính quyền, quyết không chịu khuất phục trước kẻ thù. 


Trong thời kỳ đổi mới, người dân xóm Mạ, xã Tú Lý (Đà Bắc) tích cực lao động sản xuất, góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng quê hương. 

Trước năm 1945, xóm Mạ có tên là Nà Mạ, gồm 4 dân tộc cùng sinh sống, gồm dân tộc Dao quần chẹt, Kinh, Tày, Mường. Qua lời các cao niên trong vùng kể lại, gia đình cụ Khán Thành, tức cụ Triệu Đức Thành là hộ đầu tiên tới Nà Mạ lập nghiệp. Dù bị quan lang chèn ép, chia rẽ dân tộc nhưng gia đình cụ vẫn tập trung làm kinh tế, giúp đỡ Nhân dân trong sản xuất. Khi cách mạng về, gia đình cụ bí mật giáo dục con cái học chữ, dạy chữ cho Nhân dân trong xóm và che giấu cán bộ Việt Minh. Dần dần, gia đình cụ trở thành cơ sở cách mạng. Cụ và người nhà cũng tích cực vận động các hộ trong xóm hăng hái lao động sản xuất để tích trữ lương thực, thực phẩm giúp đỡ cách mạng. Qua đó, Nhân dân toàn xóm đã thấm nhuần tư tưởng cách mạng, kiên cường tham gia kháng chiến, đóng góp những hũ gạo nuôi quân, xây dựng lực lượng quân dân du kích. Với những đóng góp cho cách mạng, gia đình cụ Khán Thành vinh dự được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng đồng tiền vàng danh dự. Năm 1968, được chính quyền và Nhân dân địa phương vận động, bà con từ Suối Củ, Suối Sâu chuyển về Nà Mạ. Xóm Mạ ra đời từ đó. 

Khi hòa bình lập lại ở cả 2 miền Tổ quốc, với tinh thần đoàn kết, thống nhất, Nhân dân xóm cùng đồng lòng vượt lên mọi khó khăn để tăng gia sản xuất, khôi phục kinh tế, xây dựng quê hương. Từ đó đến nay, với những đường lối, chính sách đúng đắn, sự chỉ đạo, quan tâm của tỉnh, huyện và xã, hệ thống cơ sở vật chất xóm Mạ từng bước được đầu tư, cải tạo. Hiện, xóm có 105 hộ với trên 480 nhân khẩu. Trên những triền đồi hoang hóa, người dân đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từng bước xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập. Khắp xóm phủ màu xanh của các loại cây trồng, từ cây dược liệu, cây ăn quả, đến cây lương thực… Ngoài nguồn thu chính từ sản xuất nông nghiệp, người dân đã chọn những hướng mới để phát triển kinh tế như lâm nghiệp, dịch vụ, đi lao động ở các công ty, doanh nghiệp trong, ngoài nước.

Đồng chí Đinh Thanh Xuân, Chủ tịch UBND xã Tú Lý (Đà Bắc) cho biết: Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp chính quyền, diện mạo xóm Mạ ngày một khang trang hơn, nhận thức người dân ngày càng được nâng cao. Xóm không còn nhà tạm, nhà dột nát, bà con duy trì nếp sống văn hóa, không ngừng nỗ lực lao động, góp phần đưa kinh tế địa phương đi lên. Nếu như 10 năm trước, thu nhập bình quân xóm chỉ đạt dưới 10 triệu đồng/người/năm, đến nay đã tăng lên trên 30 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 19%. Những kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng với sự quan tâm, chỉ đạo của chính quyền, các cấp ủy Đảng, trong tương lai, xóm Mạ sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp cho sự phát triển KT-XH chung của địa phương.

Thu Hằng

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục