(HBĐT) - Từ ngày bị chính cha dượng xâm hại, cô bé B.N.C (SN 2007) ở thị trấn Bo (Kim Bôi) lúc nào cũng u buồn. Cái vẻ hồn nhiên, nhí nhảnh ngày nào đã biến mất, thay vào đó là sự lầm lũi, cô độc ngay trong chính ngôi nhà của mình. Chỉ còn duy nhất mẹ là người cô bé còn tin tưởng...



Phạm tội hiếp dâm con gái riêng của vợ, Bùi Văn Doanh, thị trấn Bo (Kim Bôi) phải nhận bản án 16 năm tù.

Khi thú đội lốt người

Ánh mắt ngơ ngác của cô bé B.N.C bỗng cụp xuống khi thoáng thấy Bùi Văn Doanh ở vị trí bị cáo tại hội trường xét xử TAND tỉnh. Đau đớn hơn khi B.N.C là nạn nhân của người cha dượng. Dường như không muốn khơi lại những ký ức đau buồn của con gái, chị B.T.V bước vội về một góc khuất với những giọt nước mắt lăn dài trên gò má gầy guộc, sạm đen. Khi chắc chắn cuộc trò chuyện không làm ảnh hưởng tới đứa con ở phía xa, chị mới trải lòng: "Tôi chẳng biết anh ta là giống gì. Chỉ có cầm thú mới làm những trò đồi bại với con bé. Dù không phải máu mủ nhưng nó vẫn gọi là cha”. Theo lời kể của chị thì B.N.C là con riêng của chị với người chồng trước. Năm 2017, khi đồng ý lấy Bùi Văn Doanh ở thị trấn Bo, thương con chị đưa cháu đi cùng để còn có hơi ấm của mẹ.

Nhưng đường đời không đơn giản như chị lầm tưởng. Bởi trong khoảng thời gian từ tháng 5/2018 đến tháng 10/2019, Bùi Văn Doanh đã lợi dụng những lúc chị không ở nhà, nhiều lần dùng vũ lực để ép buộc, thậm chí sử dụng hung khí để đe dọa, buộc cháu B.N.C cho y thực hiện hành vi thú tính. Dù cháu liên tục ngăn cản, phản ứng. Tính đến thời điểm bị xâm hại, B.N.C mới 11 tuổi, 14 ngày.

Vụ việc nêu trên chỉ là một trong nhiều vụ "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi” là người thân trong gia đình, cùng huyết thống xảy ra trên địa bàn tỉnh thời gian qua. Như Hoàng Văn Vinh (SN 1975) ở xã Tân Vinh, Phạm Văn Thái (SN 1980) ở xã Nhuận Trạch (Lương Sơn); Bùi Văn Hiệp (SN 1979), Bùi Văn Thuỷ (SN 1980), Bùi Văn Luyện (SN 1981) trú tại huyện Kim Bôi... thực hiện hành vi đồi bại với chính con đẻ của mình khi chúng vẫn chỉ là những đứa trẻ còn bện hơi bố, hơi mẹ. Trong đó, đứa lớn nhất cũng chỉ 14 tuổi, còn đứa bé chỉ mới 8 - 9 tuổi.

Tuy nhiên, đáng nói và ám ảnh hơn đó là vụ Bùi Văn Ửng (SN 1960) ở huyện Tân Lạc đã bất chấp luân thường đạo lý, thực hiện hành vi đồi bại với chính con gái và cháu ruột trong một thời gian dài. Càng phẫn uất và căm tức hơn khi chị B.T.L, con gái của Ửng còn đang mang thai. Còn cháu ngoại của y (con gái chị L.) tính đến thời điểm bị xâm hại mới được 11 tuổi, 4 tháng. Trong 5 lần thực hiện hành vi thú tính với con gái, 3 lần thực hiện hành vi với cháu ngoại, lần nào Ửng cũng dí dao vào cổ để ép buộc thực hiện hành vi...

"Tất cả mọi lời xin lỗi đều đã muộn"

Những đối tượng phạm vào tội danh mà luôn bị người đời khinh miệt này, sẽ phải nhận sự trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật và dư luận xã hội. Trước phiên tòa, các đối tượng đều thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, nhưng theo đồng chí Lê Quý Thanh, kiểm sát viên trung cấp Viện KSND tỉnh, tất cả những lời xin lỗi của các đối tượng đều đã muộn.

Thẩm phán Nguyễn Thị Dụ, TAND tỉnh lên án: Trong các hành vi phạm tội, hành vi hiếp dâm trẻ em là hành vi bị người đời lên án, khinh miệt nhất. Pháp luật cũng trừng trị nghiêm khắc nhất đối với các đối tượng có hành vi phạm tội này. Nhưng đáng buồn là tội phạm này vẫn còn diễn ra. Hầu như năm nào TAND tỉnh cũng phải đưa nhiều vụ án có liên quan đến hành vi hiếp dâm trẻ em ra xét xử.

Thời gian qua, dù các cấp, ngành, địa phương đã tăng cường tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức pháp luật cho người dân. Nhưng "đáng buồn là các vụ hiếp dâm liên quan đến trẻ em vẫn xảy ra. Hơn nữa, trong một vài năm trở lại đây, tội danh này diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều. Trong đó, có những trường hợp xâm hại chính người thân, con đẻ của mình” - Trung tá Nguyễn Văn Vận, Phó trưởng Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh) chia sẻ. Theo thống kê của lực lượng chức năng, năm 2019, trên địa bàn tỉnh xảy ra 10 vụ "Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”, trong quý I/2020, toàn tỉnh đã xảy ra 8 vụ, tăng 4 vụ so với cùng kỳ năm 2019.

Nguyên nhân của tình trạng này chủ yếu do hạn chế về nhận thức pháp luật của một bộ phận người dân. Nhưng phần nhiều là do những ảnh hưởng, tác động xấu của các loại phim ảnh khiêu dâm, đồi truỵ mà hiện giờ, bất kỳ ai cũng có thể tiếp cận dễ dàng trên mạng internet thông qua các phương tiện di động... "Để giải quyết tình trạng này, ngoài việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật, bản thân mỗi người phải tự nâng cao ý thức phòng ngừa. Hình thành ý thức thượng tôn pháp luật trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Có như vậy, những câu chuyện buồn mới không còn xảy ra...” - Trung tá Nguyễn Văn Vận nêu quan điểm.


Vũ Phong


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục