(HBĐT) - Đã gần chục năm nay, "Phiên chợ an toàn” ở xã Dũng Phong (Cao Phong) trở thành địa chỉ mua sắm quen thuộc của không chỉ Nhân dân trong xã và các xã lân cận, mà còn là điểm đến yêu thích của người dân nơi xa mỗi dịp cuối tuần đến với Cao Phong. Với tình hình ANTT đảm bảo, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chợ phiên an toàn Dũng Phong là một trong những mô hình tiêu biểu trong bảo đảm chất lượng hàng hóa và an ninh trật tự.



"Phiên chợ an toàn" xã Dũng Phong (Cao Phong) tiên phong trong đảm bảo chất lượng hàng hóa và an ninh trật tự.

Nếu ai đó đã từng có dịp ghé qua chợ phiên an toàn Dũng Phong, có lẽ cảm nhận đầu tiên về phiên chợ là sự thoải mái, dễ chịu của cả người mua lẫn người bán. Người bán không nói thách, người mua không trả giá, bởi mọi người đều biết rằng, thứ họ trao đổi với nhau không đơn giản chỉ là các món hàng hóa được mua vào - bán ra, mà còn ẩn chứa trong đó tình cảm của những người dân quê chất phác. Qua những lần trao đổi là câu chuyện, chia sẻ về chuyện đời, chuyện người, về kinh nghiệm sản xuất, những giống cây tốt, cách phòng trừ sâu bệnh hại cho cây trồng...

Chợ phiên nông sản an toàn Dũng Phong được thành lập năm 2012 theo chỉ đạo của UBND huyện Cao Phong và nguyện vọng của Nhân dân trong vùng. Với mong muốn có một địa điểm "an toàn” để trao đổi, buôn bán những sản vật tại địa phương, là dịp gặp gỡ, giao lưu mỗi dịp cuối tuần, chợ họp vào mỗi sáng Chủ nhật hàng tuần, với 125 gian hàng kinh doanh các mặt hàng khác nhau, từ củ khoai, cây mía, mớ rau nhà trồng, đến những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt, sản xuất hàng ngày như quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng, đồ làm bếp, phân bón hữu cơ...

Hầu hết tất cả các mặt hàng được bày bán ở chợ đều được ưu tiên về chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng, nói không với hàng trôi nổi, kém chất lượng. Đặc biệt, một số sản phẩm nông sản đã được chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP như cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc. Nếu người mua có thắc mắc về sản phẩm sẽ được người bán giải đáp một cách rõ ràng, rành mạch, điều này khiến cho ngày càng nhiều người tin tưởng vào chất lượng các sản phẩm được bày bán tại chợ phiên Dũng Phong.

Ông Bùi Văn Phưởng, Trưởng Ban quản lý chợ cho biết: Ngoài việc đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa để mang đến cho bà con những sản phẩm có chất lượng tốt thì việc đảm bảo ANTT khu chợ được chúng tôi hết sức lưu tâm. Tại mỗi phiên chợ, từ khi bắt đầu đến lúc kết thúc, thành viên ban quản lý chợ gồm 5 người thay phiên nhau đi xung quanh để tuần tra, giúp các tiểu thương và bà con an tâm mua bán, hạn chế được những vụ mất cắp vặt. Ngoài ra, các khu vực gian hàng được phân chia rõ ràng, tránh tình trạng tiểu thương tranh giành nhau dẫn đến mất trật tự tại khu chợ. Từ khi thành lập chợ đến nay chỉ xảy ra 2 vụ mất trộm đồ, 1 vụ tranh chấp của tiểu thương tại chợ. Các vụ việc đều được ban quản lý chợ kịp thời phát hiện, xử lý, đồng thời kêu gọi người dân nâng cao cảnh giác vào các dịp lễ, Tết đề phòng kẻ gian.

Anh Nguyễn Quốc Tuấn, phường Đồng Tiến (TP Hòa Bình) chia sẻ: Vào dịp cuối tuần, tôi thường đưa gia đình về quê tại Dũng Phong thăm ông bà, tranh thủ ghé qua chợ phiên an toàn Dũng Phong để mua các loại rau, củ quả, thịt mang ra thành phố. Thực phẩm ở đây có tiếng tươi ngon, đảm bảo an toàn nên chúng tôi rất yên tâm sử dụng.

Từ lâu nay, phiên chợ an toàn đã gắn bó mật thiết và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của người dân. Hiểu được tầm quan trọng của khu chợ nên người dân luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh, ANTT. Để chợ phiên Dũng Phong không chỉ là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, buôn bán, mà còn là nơi chứa đựng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Mường nơi đây.


Khánh Linh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục