(HBĐT) - Nhằm thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ, ưu tiên người nghèo như: Nghị quyết 30a của Chính phủ, Chương trình 135, tín dụng chính sách... Các chính sách được triển khai kịp thời, có hiệu quả, đúng đối tượng thụ hưởng, góp phần quan trọng trong việc phát triển sản xuất, ổn định, nâng cao đời sống Nhân dân, mức sống, thu nhập của hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt.


Người dân xã vùng cao Quyết Chiến (Tân Lạc) được sử dụng nước hợp vệ sinh từ công trình nước sạch nguồn vốn 135 đầu tư. 

Các chính sách đã đi vào đời sống, được cụ thể hóa bằng những chương trình, hoạt động như: cho vay vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội, hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ về BHYT, miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác, dạy nghề, giải quyết việc làm, vận động các doanh nghiệp, nhà hảo tâm xây dựng, tặng nhà đại đoàn kết, tặng quà, khám, chữa bệnh miễn phí, nhân rộng mô hình sinh kế cho hộ nghèo... Cùng với đó, tỉnh quan tâm thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận, thụ hưởng những dịch vụ xã hội cơ bản của người nghèo; đổi mới nhận thức, cách làm, vận dụng linh hoạt các chính sách trong công tác giảm nghèo; gắn công tác giảm nghèo với thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; tập trung vào các giải pháp phát triển sinh kế, nâng cao thu nhập cho người nghèo. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức của các hộ nghèo, khắc phục tư tưởng trông chờ vào các chính sách xã hội, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, khơi gợi ý thức tự lực vươn lên thoát nghèo.

Từ các chính sách hỗ trợ của nhà nước, nhiều mô hình đầu tư phục vụ sản xuất, đời sống của Nhân dân cho hiệu quả tốt từng bước được nhân rộng, đảm bảo thu nhập, ổn định đời sống của người dân; điều kiện, cơ sở hạ tầng KT-XH được nâng cấp, chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư và vùng, miền dần được thu hẹp; cơ cấu lao động từng bước chuyển dần từ lao động thủ công đơn thuần, kỹ thuật canh tác lạc hậu sang ứng dụng KHKT, nuôi trồng giống mới, sản xuất theo hướng hàng hóa thương phẩm; phát triển các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. 

Trong giai đoạn 2016-2020, tổng nguồn lực cho Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của tỉnh là 1.185.141 triệu đồng, trong đó, nguồn ngân sách T.Ư cho đầu tư phát triển là 778.966 triệu đồng, vốn sự nghiệp 276.157 triệu đồng; nguồn ngân sách địa phương cho đầu tư phát triển 23.804 triệu đồng. Nguồn lực huy động thực hiện chương trình là 113.931 triệu đồng, trong đó, nguồn kinh phí T.Ư được huy động từ nguồn vốn ODA viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Ailen là 38.900 triệu đồng; nguồn kinh phí do Nhân dân đóng góp thực hiện Chương trình 135 là 26.061 triệu đồng; nguồn kêu gọi đóng góp các tổ chức giúp đỡ xã, thôn đặc biệt khó khăn là 35.000 triệu đồng; nguồn huy động Nhân dân đóng góp thực hiện Chương trình 30a là 3.970 triệu đồng. Nguồn vốn tín dụng thực hiện các chương trình cho vay ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh, thương nhân vùng khó khăn, trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi... với dư nợ cho vay trên 3.100 tỷ đồng.

Hưởng lợi từ chính sách, trong giai đoạn 2016 - 2020, 100% hộ gia đình nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn, người sống ở vùng đặc biệt khó khăn được cấp thẻ BHYT miễn phí. Số hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh tham gia BHYT đạt 100%. Thực hiện tốt việc hỗ trợ chi phí học tập, miễn, giảm học phí; hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn; hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo và chính sách đối với giáo viên mần non… Trên 110.000 lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện trên 81 tỷ triệu đồng. Hỗ trợ cho các đối tượng bảo trợ xã hội (người cao tuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) hơn 360 tỷ đồng. Hỗ trợ tiền Tết cho 140.137 lượt hộ nghèo, tổng kinh phí là 42.007 triệu đồng. Thực hiện hỗ trợ 30% mức đóng BHYT cho các hộ nghèo đa chiều không thiếu hụt về y tế, hỗ trợ 10% mức đóng BHYT cho hộ cận nghèo. Đảm bảo 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được mua BHYT...

Hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ giảm nghèo đang được thực hiện, đã mang lại nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống của người dân, làm thay đổi diện mạo vùng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 giảm bình quân 3,09%/năm, vượt chỉ tiêu được giao (chỉ tiêu giao bình quân giảm 3%/năm. Thu nhập của hộ nghèo và cận nghèo tăng từ 44,58 triệu đồng năm 2016 lên 55,1 triệu đồng năm 2019; trên 80% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo chuẩn; trên 80% trạm y tế cấp xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh BHYT; 75% hộ gia đình được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 1 huyện, 6 xã, 73 thôn thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, hết năm 2020, phấn đấu 1 huyện không còn là huyện nghèo, 10 xã, 7 xóm hoàn thành Chương trình 135.

 
V.H


Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục