(HBĐT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho Nhân dân. 

Bác chỉ ra rằng: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng, người cách mạng gặp khó khăn thì phải đánh thắng khó khăn…”. Đến hôm nay, lời dạy của Người vẫn vẹn nguyên giá trị với người làm báo chân chính, luôn cân bằng giữa trách nhiệm và đam mê với nghề.


Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao thưởng cho các phóng viên Báo Hòa Bình đạt giải báo chí Búa liềm vàng do tỉnh phát động nhận dịp Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/2020. Ảnh: TL

Đến với nghề bởi một chữ "duyên”, nhưng với sự nỗ lực của bản thân, và sự tương hỗ của đồng nghiệp, qua năm tháng, tôi yêu hơn, gắn bó hơn với nghề báo. Tròn 20 năm đi và viết, trên dưới 20 lần được nhận giải báo chí, bằng khen chuyên đề, phần thưởng cống hiến…, được độc giả là cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong tỉnh quen mặt, biết tên, tôi tự nhủ mình đã không chọn lầm nghề! Với tôi, cái thú của nghề báo là sự tự do, được đi nhiều, biết nhiều, tích lũy được nhiều kinh nghiệm, vốn sống. Bởi, quá trình tác nghiệp, nhà báo có thể gặp bất cứ ai, từ người lao công, phụ hồ, nông dân, trí thức, doanh nhân, cho đến các lãnh đạo cấp cao… Đó là điều mà không phải nghề nào cũng có được. Tất nhiên, sự tự do ấy luôn được đặt trong khuôn khổ và áp lực khá lớn, nhất là đối với những nhà báo đang công tác ở các cơ quan báo Đảng. Không chỉ lăn lộn với thực tế để thu thập thông tin, mà còn luôn phải nghĩ: viết gì, viết cho ai đọc và viết như thế nào để được tòa soạn đăng tải, được độc giả đón nhận. Xa hơn là bài viết của mình góp phần định hướng dư luận, để độc giả hiểu rõ hơn vấn đề, sự việc, có cái nhìn chuẩn xác để phê phán, bài trừ cái xấu, cái độc hại, lan tỏa những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

20 năm làm báo, tôi không thể nhớ hết những chuyến đi, những đề tài, bài viết mà mình đã thực hiện, nhưng có một vài đợt tác nghiệp thực sự khó quên. Nhớ nhất là chuyến đi nắm tình hình thiệt hại do mưa lũ ở huyện Tân Lạc vào cuối tháng 10/2017. Mặc dù việc tuyên truyền về thiên tai, lũ bão… thuộc bộ phận khác, phóng viên khác (cá nhân tôi không được giao đảm nhiệm), thế nhưng, tiếp nhận thông tin mưa lớn sạt lở đất làm 18 người tử vong ở xóm Khanh, xã Phú Cường (Tân  Lạc), tôi không thể ngồi yên. Đến Phú Cường, tôi chạm mặt đến cả chục đồng nghiệp ở Báo Hòa Bình, Đài PT- TH tỉnh. Tất cả đứng ở vòng ngoài tấm biển "Khu vực nguy hiểm, không phận sự miễn vào” bày tỏ nỗi xót xa. Các đồng nghiệp cùng chia sẻ: Đưa tin đã có người làm, nhưng mình đi để biết, để cảm thông và chia sẻ, biết đâu sẽ làm được điều gì đó bù đắp cho những đau thương, mất mát của người dân nơi đây.

 Chừng ấy năm làm nghề, tôi biết xung quanh có không ít phóng viên làm báo bằng tất cả sự đam mê. Họ sẵn sàng lao vào những nơi nguy hiểm nhất, đối mặt với lâm tặc, vàng tặc, các đối tượng "bảo kê” bặm trợn để thông tin, tuyên truyền nạn phá rừng ở vùng cao Đà Bắc, Tân Lạc; nạn khai thác vàng trái phép ở Kim Bôi, Lạc Thủy; khai thác than trái phép dẫn đến sập hầm, lò than ở Kim Bôi, Tân Lạc… Và mới đây là đến các khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 để thực hiện nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của người phóng viên. 

Dõi theo bước phát triển của báo chí tỉnh nhà, đồng chí  Đinh Văn Ổn, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh bày tỏ sự tự hào: Ngày nay, nhiều nhà báo tiếp tục phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước, không quản hiểm nguy, khó khăn, gian khổ, dũng cảm thâm nhập thực tế, kịp thời đưa tin về những sự kiện nóng, các vấn đề bức xúc, thiên tai, bão lũ, làm phóng sự điều tra về các vụ án hình sự, tham nhũng, tiêu cực phức tạp. 

Nhiều nhà báo trẻ đã có nhiều bài hay, có ý nghĩa thiết thực trên các mặt đời sống xã hội đó là điều đáng trân trọng và cần phát huy. Thực tế, để có một tác phẩm báo chí hay, cần có sự đam mê, trách nhiệm, thậm chí cả sự hy sinh. Nếu như trách nhiệm được xem như "ánh sáng” soi đường trên mỗi tác phẩm báo chí, thì đam mê là động lực giúp người phóng viên vượt qua những áp lực của nghề "nguy hiểm". Bằng các tác phẩm báo chí, người phóng viên hãy mạnh mẽ lên án những sai trái, tồn đọng trong xã hội. Đồng thời lan tỏa những hành động đẹp, việc làm tốt, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, cùng góp sức dựng xây, phát triển KT-XH vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xứng đáng với niềm tin tưởng của Bác Hồ kính yêu: "Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng…”.  

 Thúy Hằng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục