(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi "Vệ sinh yêu nước” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong những năm qua, ngành Y tế Hòa Bình đã phát động, triển khai nhiều phong trào vệ sinh môi trường, đẩy lùi nhiều dịch bệnh nguy hiểm, nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Các cháu trường mầm non xã Liên Sơn (Lương Sơn) thường xuyên rửa tay trước và sau bữa ăn, giờ học tập.
Thay đổi bộ mặt nông thôn
Những năm sau hòa bình lập lại, ngành Y tế tập trung xây dựng, phát triển y tế nhân dân. Tiêu biểu là tổ chức vận động, hướng dẫn Nhân dân thực hiện các phong trào: "Sạch làng tốt ruộng, sạch bản tốt nương, sạch phố tốt đồng”, "3 sạch” (ăn sạch, ở sạch, uống sạch), "4 diệt” (diệt ruồi, diệt muỗi, diệt chuột, diệt côn trùng), "Xây dựng 3 công trình vệ sinh” (hố xí, giếng nước, nhà tắm) ở các hộ gia đình… Những năm gần đây, trong các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình "5 không, 3 sạch”, xây dựng NTM đều có các tiêu chí về vệ sinh phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Nhiều chiến lược, chương trình mục tiêu quốc gia về y tế dự phòng, nước sạch, vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng chống dịch bệnh được đẩy mạnh thực hiện. Các phong trào làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần giảm các bệnh dịch như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, sốt rét, các bệnh do ký sinh trùng...
Nhiều mô hình điểm trong tác vệ sinh môi trường được triển khai, điển hình như tại xóm Khao, xã Tân Mỹ (Lạc Sơn). Ông Vũ Đình Khắc, Trưởng xóm Khao cho biết: Từ những năm 2008, 2009, chi bộ xóm đã triển khai thực hiện nghị quyết giúp nhau xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh. Hội Phụ nữ xã phối hợp MTTQ, các đoàn thể tuyên truyền, vận động Nhân dân làm vệ sinh môi trường, không vứt rác sinh hoạt bừa bãi, đào hố thu gom rác thải để đốt và chôn lấp chất thải rắn. Với hộ chăn nuôi, xây dựng chuồng trại xa nơi ở, khu vực giếng ăn, công trình chuồng trại kiên cố hóa và đầu tư hệ thống bi-o-ga nếu có điều kiện. Cùng với tuyên truyền, vận động, giải pháp tương trợ, hỗ trợ nhau trong xây dựng công trình nhà tiêu hợp vệ sinh được các hộ dân triển khai tích cực. Đến nay, 70 hộ trong xóm, có 95% hộ làm công trình nhà tiêu tự hoại, 5% còn lại có nhà tiêu hợp vệ sinh. 100% hộ tự đào hố chôn lấp và xử lý rác thải, 15% hộ chăn nuôi có hầm bioga xử lý chất thải chăn nuôi. Cũng từ mô hình, nhiều xóm, xã học tập, nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh.
Từ nguồn lực trong Nhân dân và nguồn vốn lồng ghép, các địa phương đã xây dựng được hàng trăm công trình nước sạch tập trung; tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%; số hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm trên 70%; số chuồng trại chăn nuôi xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường chiếm trên 60%; tất cả các trường học, trạm y tế có nước sạch, công trình vệ sinh...
Kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm
Trong thời gian qua, Việt Nam là nước khống chế hiệu quả dịch Covid-19, trong đó, việc thường xuyên thực hành rửa tay với xà phòng và nước sạch là một trong những biện pháp quan trọng góp phần phòng, chống dịch bệnh. Đồng chí Bùi Thị Phương Anh, Phó trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở Y tế) cho biết: Ngành đã huy động lực lượng y tế Nhà nước, y tế tư nhân, các lực lượng quân dân y, cán bộ y tế đã nghỉ hưu chủ động, tích cực tham gia cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 theo phương châm "chống dịch như chống giặc", với khẩu hiệu: "Chủ động ngăn chặn - Phát hiện sớm - Cách ly kịp thời - Khoanh vùng gọn - Dập dịch triệt để - Điều trị khỏi bệnh”.
Ngành chuẩn bị tốt nhất lực lượng, cơ sở vật chất, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp dịch bùng phát trên diện rộng, đảm bảo phản ứng nhanh, kịp thời, hành động đúng; tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; không để dịch bệnh lây lan thiếu kiểm soát. Ngành phối hợp các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vệ sinh cá nhân như rửa tay với xà phòng, sát trùng, đeo khẩu trang, khử khuẩn đến từng cơ quan, đơn vị, làng, xóm; thực hiện cách ly khi phòng, chống dịch… Quan tâm chăm sóc các đối tượng yếu thế trong xã hội theo phương châm không một ai bị bỏ lại phía sau.
Việt Lâm
(HBĐT) - Thực hiện quy chế hoạt động của mô hình "Cửa hàng 0 đồng”, sáng ngày 11/9, Hội LHPN, Huyện Đoàn, Hội Chữ thập đỏ, Câu Lạc bộ Nhân ái huyện Tân Lạc phối hợp với Hội LHPN, Đoàn Thanh niên, Hội Chữ thập đỏ xã Đông Lai tổ chức phiên tháng 9, "Cửa hàng 0 đồng” tại chợ phiên xã Đông Lai.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các đơn vị Công an tỉnh đã vận động cán bộ, chiến sỹ đóng góp quỹ xã hội, từ thiện, quỹ Đền ơn - đáp nghĩa, xóa đói, giảm nghèo, phòng chống thiên tai... với tổng số tiền 3,789 tỷ đồng và hàng nghìn ngày công.
(HBĐT) - Quản lý cư trú có ý nghĩa đặc biệt quan trọng góp phần ổn định xã hội, nắm tình hình dân cư phục vụ nhiệm vụ phát triển KT-XH. Tuy nhiên, quá trình triển khai quản lý cư trú gặp nhiều khó khăn, bất cập do lịch sử để lại, biến động xã hội hoặc chính sách trong từng giai đoạn khác nhau. Để thống nhất trong chỉ đạo triển khai cần có cơ chế quản lý dữ liệu về dân cư đầy đủ, chính xác làm cơ sở quản lý Nhà nước về ANTT chặt chẽ hơn.
(HBĐT) - Nhờ có sự tích lũy, dành dụm mà năm nay, gia đình ông Triệu Tiến Sơn ở bản Dao Suối Rèo, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) dựng được ngôi nhà 2 tầng to đẹp, bề thế nhất bản. Bản thân ông rất phấn khởi, mãn nguyện bởi sau một quá trình nỗ lực, kinh tế của gia đình đã vững vàng, đời sống sung túc, ấm no hơn.
(HBĐT) - Thực hiện lời dạy của Bác: "Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên”, tuổi trẻ Hòa Bình đã, đang phát huy tinh thần xung kích trong các phong trào thanh niên tình nguyện (TNTN) vì cuộc sống cộng đồng. Với tinh thần nhiệt huyết và sức trẻ, phong trào TNTN tạo được sức lan tỏa mạnh mẽ.
(HBĐT) - Đặt lợi ích của cộng đồng, xã hội lên trên lợi ích cá nhân, dốc lòng vì cái chung cao cả, nhiều người dân ở các xóm, phố, khu dân cư (KDC) các địa phương trong tỉnh đã tự giác, tự nguyện hiến đất để xây dựng công trình phúc lợi, góp phần tạo diện mạo nông thôn mới, đô thị văn minh.