(HBĐT) - Cuối năm 2018, hộ ông Bùi Văn Sự ở xóm Khụ, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) được xét duyệt hỗ trợ nguồn vốn dự án cho vay chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững. Đến giữa tháng 4/2020, sau hơn 1 năm chăm sóc, con bò sinh sản đã đẻ 1 bê con.


Hưởng lợi từ dự án Chương trình Mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững, hộ ông Bùi Văn Sự, xóm Khụ, xã Văn Sơn (Lạc Sơn) dự kiến năm 2020 sẽ thoát nghèo. 

Ông Sự chia sẻ: Trước đây, vì điều kiện hoàn cảnh, để có một khoản tiền mười mấy triệu đồng đầu tư phát triển sản xuất là điều không hề dễ. Vậy nên, khi được trao bò, gia đình tôi rất phấn khởi, dốc sức ổn định kinh tế. Quá trình chăn nuôi, tôi tích cực làm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn về chăn nuôi, thú y nên bò phát triển khỏe mạnh, mang lại lợi ích thiết thực, là nguồn động viên, khích lệ gia đình tôi vượt khó thoát nghèo.

Theo ông Bùi Văn Hoàn, Trưởng xóm Khụ, cùng với gia đình ông Sự còn có 11 hộ nghèo, cận nghèo khác trong xóm được dự án hỗ trợ. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ mua bò sinh sản. Với vật nuôi này, các hộ chỉ mất công chăm sóc, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên sẵn có và các phụ phẩm nông nghiệp. Hiệu quả giảm nghèo được minh chứng cụ thể sau hơn 1 năm qua, 100% hộ hưởng lợi đều phát huy được kết quả đầu tư, 50% hộ đã có bò mẹ cho sinh sản. Điển hình như hộ ông Bùi Văn Long nhờ chăm sóc tốt, học hỏi kỹ thuật để áp dụng trong chăn nuôi, đến nay, bò đã đẻ được 1 con bê 6 tháng tuổi, dự kiến cuối năm nay sẽ tiếp tục đẻ thêm 1 bê con.

Được biết, với trên 1,4 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ chăn nuôi của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, trên địa bàn có xã Chí Đạo cũng được triển khai dự án ở cùng thời điểm năm 2018. Đồng chí Quách Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với 25 con bò sinh sản trong dự án, địa phương đã lựa chọn thực hiện ở 2 xóm, đối tượng hưởng lợi là hộ nghèo, cận nghèo đáp ứng các điều kiện: có lao động chăn dắt, chuồng trại đảm bảo yêu cầu, chủ hộ cần cù, tích cực, tự nguyện làm đơn xin vay để phát triển chăn nuôi, quyết tâm xóa đói, giảm nghèo. Sau khi nhận bò, 100% hộ hưởng lợi đều quan tâm chăm sóc, chú trọng đến việc phòng bệnh cho vật nuôi, một số bò mẹ đã đẻ bê con.

Trong các năm 2019 - 2020, trên đà hiệu quả bước đầu, dự án tiếp tục được mở rộng. Năm 2019, nguồn vốn được giải ngân ở 2 xã Ngọc Sơn, Phúc Tuy (nay là xã Quyết Thắng). Năm 2020, đang triển khai tại 9 xã với tổng giá trị đầu tư trên 1,9 tỷ đồng. Theo đồng chí Bùi Văn Chính, Phó trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện: Năm 2020, có 7 xã vùng khó khăn, 2 xã vùng thuận lợi được hưởng lợi từ dự án. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ đối với 2 xã đang thực hiện NTM nâng cao là Tân Mỹ và Xuất Hóa. Bình quân mỗi xã có 13 - 17 hộ được hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản, trị giá mỗi con bò khi bàn giao cho dân khoảng 18 triệu đồng.

Đặc biệt, để chương trình đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa đề ra, huyện thực hiện đấu thầu để lựa chọn chủ đầu tư. Ngoài 1 đơn vị chuyên cung cấp bò giống ở Hà Nội, còn có 1 HTX ngay tại địa phương đáp ứng tốt các yêu cầu. Huyện đã phối hợp HTX bàn giao con giống cho hộ dân đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có ưu điểm quen với khí hậu, đồng cỏ, dễ thích nghi với điều kiện chăn nuôi của hộ dân. Thông qua dự án hỗ trợ đầu tư con giống giúp hộ nghèo thay đổi tập quán chăn nuôi, theo hướng chăn nuôi có sự quản lý tại chuồng trại, giúp hộ nghèo gia tăng của cải, tạo nguồn vật tư phân bón cho sản xuất trồng trọt, nguồn sinh kế ổn định, lâu dài; góp phần cùng với các chương trình, dự án khác hỗ trợ về cây, con giống, vốn vay chính sách, giải quyết việc làm, thúc đẩy công cuộc giảm nghèo bền vững ở địa phương.

Bùi Minh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục