(HBĐT) - Trong điều kiện không có "ngành dọc” ở các huyện, thành phố, lực lượng phóng viên vỏn vẹn hơn 20 người, không đủ sức "phủ sóng” khắp địa bàn thì cộng tác viên (CTV) thực sự được biết đến là "cánh tay nối dài” của Tòa soạn. Viết bằng đam mê, nhiệt huyết và cả những nỗi niềm trăn trở từ những điều được nghe, được biết, được thấy, các anh chị em CTV đã phản ánh kịp thời thực tế sinh động ở cơ sở, góp phần làm cho Báo Hòa Bình thêm hấp dẫn, đầy đặn thông tin hơn, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của bạn đọc.


Phóng viên và cộng tác viên Báo Hòa Bình tác nghiệp tại khu cách ly tập trung phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh.

Hơn một thập kỷ qua, độc giả Báo Hòa Bình hẳn đã quen với những cái tên (bút danh): Đinh Đăng Lượng, Trần Quang Thạch, Trần Quốc Dũng, Hữu Thông, Phạm Huy Định, Nguyễn Phương Đông, Lò Cao Nhum, Hoàng Nghĩa, Văn Song, Bùi Huy Vọng, Bùi Việt Phương… và tìm đọc tác phẩm trên ấn phẩm Báo Hòa Bình Chủ nhật hàng tuần. Hẳn cũng vì tên của những tác giả này xuất hiện đều đặn trên các chuyên trang "Văn hóa, văn nghệ”, chuyên mục "Chuyện đời thường”, "Nghiên cứu trao đổi”, "Nhỏ nhẹ nhắc nhau”… nên ít ai biết rằng đó là những người làm báo bằng "tay trái”, hay theo cách nói hóm hỉnh của một số CTV: họ là những "người làm báo không thẻ”!

Dẫu chỉ là nghề "tay trái”, nhưng khi đã cầm bút họ luôn trăn trở: Với vấn đề này mình phải viết thế nào cho đúng với cấu trúc của một bài báo, được Tòa soạn duyệt đăng tải và quan trọng là được đông đảo bạn đọc đón nhận. Những trăn trở đó tôi đã được tường tận ở Nhà giáo ưu tú Nguyễn Văn Song (CTV Văn Song của Báo Hòa Bình). Hơn 20 năm trước, khi mới là một phóng viên chập chững vào nghề, tôi đã được ông chia sẻ những đam mê, tâm huyết với nghề báo. Ông tham gia cộng tác với Báo Hòa Bình từ năm 1964, khi đó, ông là cán bộ của Ty Giáo dục (nay là Sở GD&ĐT) Hoà Bình. Bằng vốn sống, kinh nghiệm, cách nhìn nhận của một nhà giáo qua gần 40 năm công tác, góp nhặt những chuyện có thật trong cuộc sống hàng ngày, ông chắp bút thành những câu chuyện đời thường dung dị đăng tải trên Báo Hoà Bình. Vài lần tôi được ông "nhờ” xem lại bài viết, mặc dù khi đó tuổi đời ông đã chạm ngưỡng "thất thập”, đã nghỉ hưu theo chế độ gần 10 năm và có gần 40 năm là CTV của Báo Hòa Bình. Xem xong ông cất bài cẩn thận và tự đạp xe đến tòa soạn gửi bài chứ không tiện thể nhờ phóng viên chuyển giùm. Đến hôm nay, khi đã chạm ngưỡng tuổi 90, ông vẫn "nhúc nhắc” viết "Chuyện đời thường". Ông chia sẻ: Còn sức khoẻ, còn sự minh mẫn, tôi vẫn sẽ tiếp tục viết báo, bởi chính việc tư duy, vận động nhẹ nhàng là liều thuốc hữu hiệu cho chứng bệnh tuổi già. Và đó cũng là cách để sống vui, sống khỏe, sống có ích, có ít nhiều đóng góp cho xã hội, cộng đồng.

Đội ngũ CTV của Báo Hòa Bình hiện có gần 300 người. Hầu hết họ là những người trẻ, công việc chính là phụ trách công tác truyền thông ở các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh. Có lợi thế là sâu sát với cơ sở, nhân vật, con người, công việc cụ thể, CTV đã có tác phẩm phản ánh kịp thời thực tế sinh động ở cơ sở, nhất là những hình ảnh về thiên tai, dịch bệnh, những vấn đề về ANTT, an toàn xã hội, mảng văn hóa, văn nghệ cho ấn phẩm Báo Hòa Bình Chủ nhật. Trong đại dịch Covid-19 xảy ra từ đầu năm đến nay, Báo Hòa Bình đã sử dụng hàng trăm tác phẩm của CTV phản ánh công tác phòng, chống dịch bệnh ở địa phương, cơ sở, khu cách ly tập trung... Những CTV trẻ nhiệt huyết có nhiều tác phẩm đóng góp cho Báo Hòa Bình phải kể đến: Lê Huệ, Lê Thùy (Cổng Thông tin điện tử tỉnh), Đức Anh (Bộ CHQS tỉnh); Thu Hường, Thanh Loan (Trung tâm VH-TT&TT huyện Mai Châu); Xuân Thiên (Trung tâm VH-TT&TT huyện Yên Thủy); Minh Tuấn (Trung tâm VH-TT&TT huyện Cao Phong); Công Nhắn (Trung tâm VH-TT&TT huyện Lạc Sơn); Như Hùng, Ngô Thủy (Công an tỉnh)…

Đánh giá cao vai trò của CTV trong việc đổi mới, nâng cao chất lượng, nội dung tờ báo, nhà báo Nguyễn Mạnh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Hòa Bình chia sẻ: Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, mỗi chặng đường đã đi qua, Báo Hòa Bình đều tạo được những dấu ấn vẻ vang. Báo đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, tuyên truyền hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ vững tôn chỉ, mục đích, định hướng chính trị, thực hiện tốt chức năng vừa là cơ quan ngôn luận của Đảng bộ, chính quyền, vừa là diễn đàn của Nhân dân. Trong sự thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ CTV. Để bắt nhịp với xu thế phát triển của báo chí hiện đại, Báo Hòa Bình đang duy trì 2 phiên bản báo in và báo điện tử. Báo in xuất bản 6 kỳ/tuần. Báo điện tử đến nay đã có trên 226 triệu lượt người truy cập từ 196 quốc gia, vùng lãnh thổ. Báo điện tử duy trì tốt 3 phiên bản là tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Mường và trang truyền hình điện tử. Hiện nay, Báo Hòa Bình đã, đang tiếp tục thực hiện lộ trình xây dựng trở thành cơ quan báo chí đa phương tiện, hoạt động theo mô hình tòa soạn hội tụ. Hiện, số lượng tin, bài, ảnh của cộng tác viên chiếm khoảng 30% lượng tin, bài, ảnh trên ấn phẩm của Báo Hòa Bình. Bởi vậy, trong thời gian tới, rất mong nhận được sự cộng tác nhiệt tình, trách nhiệm của các CTV, những "cánh tay nối dài” của tòa soạn. Qua đó, tạo nền tảng để Báo Hòa Bình tiếp tục đổi mới nội dung tuyên truyền, hình thức thể hiện, đáp ứng yêu cầu thông tin của độc giả và nhiệm vụ trong tình hình mới, mang lại hiệu quả cao trong định hướng dư luận, phục vụ đắc lực cho việc giữ vững ổn định tình hình và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.


Thúy Hằng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục