(HBĐT) - Theo quy định, ngày 25 hàng tháng, tất cả hộ dân thôn Đồng Phú, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) tham gia vệ sinh đường làng, ngõ xóm. Đây là điều đã được quy định rõ trong quy ước và được 100% người dân đồng tình, nhất trí.


Thực hiện quy ước khu dân cư, người dân thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) tham gia vệ sinh môi trường, trồng hoa đường làng, ngõ xóm, góp phần xây dựng khu dân cư kiểu mẫu.

Ông Lê Văn Sinh, trưởng thôn Đồng Phú cho biết: Thôn có 171 hộ, 547 nhân khẩu, 99% là dân tộc Kinh, 1% là các dân tộc khác. Cơ bản 100% người dân tin tưởng, nghiêm chỉnh chấp hành các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. Đây là thuận lợi trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các quy ước, hương ước của thôn. Quá trình xây dựng, soạn thảo quy ước, khi lấy ý kiến của Nhân nhân, 100% người dân tron thôn đồng thuận, nhất trí cao. Nội dung hương ước, quy ước được xây dựng trên cơ sở phù hợp chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư... Phạm vi điều chỉnh các mối quan hệ trong thôn như việc tổ chức hội họp, ma chay, hiếu hỷ; thu chi các loại quỹ của thôn; giải quyết đơn thư, hòa giải; phòng chống tai, tệ nạn xã hội, nhất là cờ bạc, lô đề, trộm cắp, ma túy...; công tác vệ sinh môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường trong thôn. Việc hiếu, hỷ yêu cầu phải tuân thủ nếp sống mới. Người chết không để trong nhà quá 48 tiếng; tổ chức cưới tiết kiệm, không tổ chức văn nghệ quá 22h, không uống rượu say, không thuốc lá... Các nội dung quy ước đi vào cuộc sống đã góp phần quan trọng trong việc củng cố thiết chế văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp được coi trọng, giữ gìn, tình làng nghĩa xóm thuận hòa, đoàn kết...

Việc xây dựng, đưa quy ước, hương ước vào cuộc sống đem lại hiệu quả cao, hướng đến xây dựng nếp sống mới, văn minh ở thôn Đồng Phú là một trong nhiều điển hình ở huyện Lạc Thủy. Theo đồng chí Hoàng Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện, tính đến nay, trên địa bàn huyện có 43/112 thôn, xóm xây dựng quy ước, hương ước, được Chủ tịch UBND huyện phê duyệt, công nhận đã đi vào cuộc sống. Nhìn chung, nội dung các bản quy ước đảm bảo chất lượng, ngắn gọi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Việc thực hiện quy ước ở cơ sở đã góp phần gìn giữ, phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của cộng đồng dân cư; bài trừ các hủ tục lạc hậu trong việc cưới, việc tang, mừng thọ, xây cất mồ mả, tổ chức lễ hội ở địa phương góp phần xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, thực hiện chính sách DS - KHHGĐ và chăm sóc, bảo vệ trẻ em; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của Nhân dân, bảo đảm ANTT tại cơ sở...

"Nội dung của quy ước, hương ước là những nguyện vọng do Nhân dân tự đặt ra, được thảo luận, bàn bạc và nhất trí thông qua, phù hợp với pháp luật, phong tục, tập quán tốt đẹp,được toàn thể Nhân dân chấp hành. Những quy định trong các quy ước, hương ước trở thành thiết chế ý thức, ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi người dân, mỗi người hiểu được những việc mình được làm, không được làm trong cộng đồng. Nhờ đó, các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội dần được loại bỏ; các mối quan hệ xã hội, sự gắn kết, đồng thuận, nhất trí trong cộng đồng dân cư ngày càng bền chặt...” - đồng chí Hoàng Thị Hằng, Phó Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh.


Mạnh Hùng


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục