(HBĐT) - Năm 2015, toàn tỉnh xảy ra 520 vụ bạo lực gia đình (BLGĐ). Đây là một "kỉ lục” rất đáng buồn về công tác gia đình. Sau hồi chuông đáng báo động này, các sở, ngành, địa phương đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để giảm thiểu tình trạng BLGĐ. Nhờ vậy, số vụ BLGĐ đã giảm dần qua các năm. Năm 2016 có 240 vụ, năm 2017 có 235 vụ, năm 2018 có 275 vụ, năm 2019 có 257 vụ và đặc biệt là năm 2020 chỉ còn có 96 vụ.
Phụ nữ xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) tìm hiểu kiến thức về Luật Hôn nhân gia đình tại tủ sách pháp luật của Trung tâm Học tập cộng đồng xã.
Thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Chỉ đạo công tác gia đình các cấp phối hợp triển khai thực hiện 3 mục tiêu, 12 chỉ tiêu. Công tác truyền thông luôn được các cấp, ngành quan tâm thực hiện. Theo số liệu thống kê, năm 2020, 95% hộ gia đình được tuyên truyền, phổ biến và đã thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; phòng, chống BLGĐ, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. 95% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được trang bị kiến thức cơ bản về gia đình và phòng, chống BLGĐ. Hàng năm, trung bình giảm từ 12-15% hộ gia đình có người kết hôn dưới tuổi pháp luật quy định. Ban Dân tộc phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố rà soát, đánh giá thực trạng vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
BLGĐ đã và đang trở thành một vấn đề xã hội nhức nhối gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng mà trước hết là vi phạm đến quyền con người, danh dự, nhân phẩm và tính mạng của mỗi cá nhân, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em. Trong cuộc sống hôn nhân, BLGĐ rất khó được nhận biết do bị che phủ bởi những mong đợi truyền thống, những quy tắc chuẩn mực, đạo đức liên quan đến giới. Đáng lưu ý là theo số liệu thống kê thì trên 50% số vụ BLGĐ trên địa bàn tỉnh ta là bạo lực về tinh thần, tiếp đến là bạo lực về thân thể, bạo lực về kinh tế và bạo lực về tình dục.
Để khắc phục vấn đề này, các tiêu chí xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh vào quy chế của cơ quan, đơn vị và hương ước, quy ước của khu dân cư để cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân tham gia thực hiện. Nhờ đó, các chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về công tác gia đình ngày càng được phổ biến rộng rãi, tình trạng BLGĐ, buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại có chiều hướng giảm. Vai trò của gia đình ngày càng được khẳng định trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc phòng, chống BLGĐ được gắn với xây dựng gia đình văn hóa. Năm 2019, 83,8% hộ được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa". Tỷ lệ và chất lượng "Gia đình văn hóa” ngày càng được nâng cao, nhiều "Gia đình văn hóa” đạt 3 năm, 5 năm liên tục tiêu biểu xuất sắc được suy tôn, vinh danh tại khu dân cư. Các "khu dân cư văn hóa” cũng phải là khu dân cư không xảy ra BLGĐ và đáng phấn khởi là toàn tỉnh năm 2019 có đến 85,2% số khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa.
Trong 10 năm qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã phối hợp tổ chức trên 20 cuộc hội thảo các nội dung về Dân số chăm sóc sức khoẻ sinh sản gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”; tổ chức truyền thông dân số, chăm sóc sức khoẻ sinh sản trên 1.000 cuộc trong các cuộc họp, hội thảo tại thôn, bản, khu dân cư. Qua đó từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu, định kiến gia trưởng, tư tưởng "Trọng nam, kinh nữ”. Năm 2019, 95% hộ gia đình thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng chu đáo ông, bà, chăm sóc cha, mẹ, phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ; 98% hộ gia đình có người trong độ tuổi sinh đẻ được tuyên truyền và thực hiện đúng chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, không phá thai vì lựa chọn giới tính.
UBND tỉnh cũng đã xây dựng Đề án phòng, chống BLGĐ với mục tiêu đến năm 2025 có từ 95% trở lên số hộ gia đình được phổ biến, tuyên truyền và cam kết thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; phòng, chống BLGĐ; xâm hại tình dục trẻ em trong gia đình; ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình. Có 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được truyền thông và trang bị kiến thức cơ bản về gia đình và phòng, chống BLGĐ.
Dương Liễu
Ngày 10/12, Hội Người cao tuổi (NCT) tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Dự án VIE070 - Hỗ trợ NCT thiệt thòi thông qua mô hình "Câu lạc bộ (CLB) liên thế hệ tự giúp nhau” giai đoạn 2018 - 2020.
(HBĐT) - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện Cao Phong đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo để công tác hộ tịch nói chung, đăng ký hộ tịch nói riêng đi vào nề nếp. Công tác đăng ký khai sinh, đăng ký kết hôn, đăng ký khai tử triển khai thực hiện nghiêm túc, tỷ lệ đăng ký đúng hạn được nâng lên.
(HBĐT) - Ngày 10/12/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 143/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính
phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.
(HBĐT) - Hưởng ứng lời kêu gọi ủng hộ đồng bào miền Trung khắc phục hậu quả thiên tai của UB MTTQ tỉnh, nhiều tập thể, cá nhân trong tỉnh đã tham gia ủng hộ. Theo số liệu của UB MTTQ tỉnh, tính đến ngày 8/12, Ban Cứu trợ, UB MTTQ các cấp trong tỉnh đã tiếp nhận trên 5,362 tỷ đồng ủng hộ. Trong đó, Ban cứu trợ cấp tỉnh đã tiếp nhận 2,229 tỷ đồng (thu tại tỉnh 1,28 tỷ đồng; các huyện, thành phố chuyển về 949,09 triệu đồng); Ban cứu trợ các huyện, thành phố đã tiếp nhận 4,082 tỷ đồng.
(HBĐT) - Tỉnh Đoàn, Hội LHTN, Hội đồng Đội tỉnh vừa tổ chức "Hành trình san sẻ yêu thương cùng Nhân dân và thiếu nhi miền Trung vượt qua bão lũ” tại tỉnh Quảng Bình và tỉnh Quảng Trị, trao tặng gần 500 suất quà, tiền mặt, trang thiết bị, hỗ trợ xây dựng 2 ngôi nhà Khăn quàng Đỏ cho thiếu nhi, với tổng trị giá trên 300 triệu đồng.
(HBĐT) - Những năm qua, mỗi mùa mưa bão lại xảy ra những vụ sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ ảnh hưởng rất lớn đến tài sản, tính mạng người dân. Chính vì vậy, đối phó với thiên tai, ngoài sự vào cuộc quyết liệt từ chính quyền, rất cần sự đồng lòng của người dân.