(HBĐT) - Chúng ta vừa trải qua Tuần lễ quốc gia phòng chống thiên tai (PCTT) năm 2021 và kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống PCTT Việt Nam (22/5/1946 - 22/5/2021). Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên không tổ chức được các hoạt động rầm rộ. Song, với cách làm linh hoạt, sáng tạo, các cấp, các ngành chức năng đã có những hoạt động phù hợp với điều kiện thức tế, bám sát theo chủ đề: "Chung tay xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai”. Đặc biệt, trong dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã có Thư gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước cùng các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động làm công tác PCTT.
Để đảm bảo an toàn cho người dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở, khu tái định cư phường Thái Bình (TP Hòa Bình) đã được xây dựng, đón các hộ về ổn định cuộc sống.
Chủ tịch nước viết: "Những năm qua, chúng ta ngày càng thực hiện tốt việc chủ động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra, góp phần bảo vệ cuộc sống của nhân dân và những thành quả phát triển KT - XH của đất nước. Đặc biệt, trước những khó khăn, gian lao bởi thiên tai, bão lũ thì tinh thần yêu nước, đoàn kết, truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc ta lại được phát huy cao độ; nhân dân cả nước cùng chung sức, đồng lòng chia sẻ, hỗ trợ, giúp đỡ người dân vùng bị thiên tai; nhiều tấm gương cán bộ, chiến sỹ và đồng bào đã hy sinh quên mình để bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân...". Trước tình trạng biến đổi khí hậu khiến thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, khó dự báo, do vậy, Chủ tịch nước đã đề nghị Ban Chỉ đạo T.Ư về PCTT, các cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp, lực lượng PCTT, các LLVT và nhân dân cả nước tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết và chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp PCTT và cứu hộ, cứu nạn nhằm giảm đến mức thấp nhất rủi ro, thiệt hại do thiên tai gây ra, góp phần bảo vệ cuộc sống của nhân dân và sự phát triển bền vững của đất nước.
Thực tế cho thấy, trước những khó khăn, thách thức của biến đổi khí hậu toàn cầu, thiên tai xảy ra ngày càng dồn dập, nguy hiểm nên đòi hỏi công tác PCTT phải được đặt ra ở tầm nhận thức mới, cao hơn, với sự vào cuộc có trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và người dân.
Với tỉnh ta, do vị trí địa lý đặc thù nhiều đồi, núi nên thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi một số loại hình thiên tai điển hình như: Xuất hiện các đợt mưa với cường độ, tần suất lớn gây lũ quét, sạt lở đất, lũ, ngập úng cục bộ nhiều nơi. Nhiệt độ tăng trong mùa hè, giảm trong mùa đông làm xuất hiện nắng nóng, băng giá. Hiện tượng giông lốc, mưa đá, sét xuất hiện nhiều vào thời điểm giao mùa.
Thiên tai là một trong những thách thức lớn đối với phát triển kinh tế bền vững của đất nước nói chung và tỉnh Hòa Bình nói riêng. Trong 20 năm gần đây, tỉnh phải hứng chịu hầu hết các loại thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, rét hại,…) gây tổn thất nặng nề về người, tài sản, cơ sở hạ tầng, tác động xấu đến môi trường sống, sản xuất của nhân dân (ước tính thiệt hại hàng năm từ 1 - 1,5 GDP của tỉnh). Đơn cử như 2 năm 2019, 2020 được đánh giá là thiên tai xảy ra trong tỉnh không dồn dập, khốc liệt như những năm trước đó, song thiệt hại cũng trên 930 tỷ đồng và đã có hơn 10 người thiệt mạng do thiên tai. Từ những con số minh chứng này cho thấy sự tác động nặng nề của thiên tai đến đời sống, sản xuất. Do vậy, nhất thiết cần sự chung sức của cả cộng đồng theo phương châm "4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả.
Ngày 14/5/2021, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 983/QĐ-UBND về việc phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra. Đây là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách nhằm chủ động triển khai các hành động, biện pháp cần thiết, hợp lý PCTT, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ hàng năm. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành và tăng cường trách nhiệm của các cấp, ngành, địa phương khi có thiên tai xảy ra...
Bình Giang
(HBĐT) - Sáng 4/6, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã trao tặng 10 triệu đồng ủng hộ cho Ban chỉ đạo phòng chống dịch (PCD) Covid-19 TP Hòa Bình.
(HBĐT) - Khan hiếm nguồn nước, người dân xóm Đỉnh Cun, xã Thu Phong (Cao Phong) phải chật vật tìm nhiều cách để có nước sử dụng. Tuy nhiên, không phải cứ đào hoặc khoan giếng là sẽ có nước. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nước cũng chưa đảm bảo vệ sinh. Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm.
(HBĐT) - Những năm gần đây, thời tiết diễn biến cực đoan, khó lường, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như: Mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, tính mạng và đời sống của Nhân dân.
(HBĐT) - Ban Lãnh đạo và Công đoàn Công ty Điện lực Hòa Bình vừa tổ chức hoạt động thăm hỏi, tặng quà động viên người lao động đang làm việc trực tiếp ngoài hiện trường trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục, ổn định phục vụ sản xuất, kinh doanh của các cơ quan, doanh nghiệp và nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân .
(HBĐT) - Vừa qua, do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, để bảo đảm công tác phòng, chống dịch, Công an tỉnh đã tạm dừng việc thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân (CCCD) lưu động tại các địa phương. Tuy nhiên, hiện tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh được kiểm soát, UBND tỉnh ban hành Công văn số 838/UBND-KGVX về việc nới lỏng giãn cách xã hội trong công tác phòng dịch theo quy định.
(HBĐT) - Ngày 1/6, UBND tỉnh ban hành Công văn số 840/UBND-NNTN triển khai các biện pháp ứng phó với nắng nóng, giông lốc; phòng ngừa tai nạn đuối nước (TNĐN).