(HBĐT) - Những năm gần đây, thời tiết diễn biến cực đoan, khó lường, trên địa bàn tỉnh xảy ra hầu hết các loại hình thiên tai như: Mưa đá, dông lốc, lũ ống, lũ quét, trượt sạt, lở đất, lở đá, gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất, tính mạng và đời sống của Nhân dân.



Đường 433 từ TP Hòa Bình đi huyện Đà Bắc có nhiều nguy cơ trượt sạt trong mùa mưa lũ.

Huyện Đà Bắc địa hình chia cắt, độ dốc cao, thường xuyên xảy ra trượt sạt, đá lở, đá lăn, lũ ống, lũ quét, có hàng trăm điểm nguy cơ trượt sạt đất, đá. Trong đó, tình trạng đá lở, đá lăn xảy ra phổ biến tại các xã vùng cao như: Nánh Nghê, Mường Chiềng, Tân Minh, Tân Pheo, Giáp Đắt, Trung Thành, Đoàn Kết. Tình trạng sạt lở dọc tuyến đường 433, các khu vực dọc theo sườn phía Tây Bắc của suối Trâm; dọc thung lũng suối Cái từ Tày Măng đến hồ Mu Công... UBND huyện tập trung kiểm tra, rà soát các vị trí có nguy cơ sạt lở đất, lũ ống, lũ quét trên địa bàn, triển khai phương án cụ thể, kịp thời thông báo tới hộ dân trong vùng nguy hiểm để chủ động phòng tránh, bảo vệ tính mạng của người dân vùng nguy cơ trượt sạt, lũ ống, lũ quét. Huyện có 83/122 thôn, bản còn các điểm nguy cơ cao về thiên tai, với 170 điểm nguy cơ sạt lở đất, đá, lũ quét. Toàn huyện có khoảng 850 hộ nằm trong khu vực nguy cơ về thiên tai, trong đó, 630 hộ nằm trong khu vực nguy trượt sạt đất, đá, 190 hộ nằm trong khu vực nguy cơ lũ ống, lũ quét. Đồng chí Bùi Khắc Vinh, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: UBND huyện đã xây dựng phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) sát với điều kiện thực tế. UBND huyện đã chỉ đạo Ban chỉ huy (BCH) PCTT&TKCN các cấp thường xuyên theo dõi sát diễn biến thời tiết, chỉ đạo UBND và BCH PCTT&TKCN cấp xã di chuyển người dân đến các khu trú, tránh, đến các điểm trường học, nhà văn hóa, bà con chòm xóm, người thân quen. Bên cạnh đó, tập trung tuyên truyền nâng cao ý thức tự phòng tránh thiên tai cho người dân, thường xuyên kiểm tra, theo dõi các hiện tượng bất thường để chủ động phòng tránh, sẵn sàng di dời người dân đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản.

Thiên tai, mưa lũ gây trượt sạt, lũ ống, lũ quét ở nhiều địa phương trong tỉnh khiến hàng trăm hộ dân phải di dời khẩn cấp. Tỉnh đã phải cấp bách triển khai các khu tái định cư để ổn định cuộc sống cho người dân bị ảnh hưởng. Không chỉ xuất hiện trượt sạt vào mùa khô, tại nhiều xã vùng cao của huyện Tân Lạc, Mai Châu, Đà Bắc đã xuất hiện tình trạng đá lở, đá lăn, đe dọa cuộc sống của người dân.

Theo rà soát mới đây, sạt lở đất thường xảy ra trên các tuyến giao thông như: Dọc tỉnh lộ 433, đường từ xã Tú Lý (Đà Bắc) về TP Hòa Bình; dọc theo quốc lộ 6; các vùng có địa chất, địa hình không ổn định như: Nánh Nghê, Giáp Đắt (Đà Bắc), Mai Hạ, Chiềng Châu, Xăm Khòe (Mai Châu), Phong Phú, Nhân Mỹ, Ngọc Mỹ, Đông Lai (Tân Lạc).

Lũ quét thường xuyên xảy ra ở các huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Lạc Sơn, Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi, Lương Sơn và TP Hòa Bình. Các huyện như: Lạc Sơn, Tân Lạc, Cao Phong, Kim Bôi, Lương Sơn và TP Hòa Bình là những nơi thường xuyên bị ảnh hưởng bởi gió mạnh, dông, lốc, sét.

UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 983, ngày 14/5/2021 về việc phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo các cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra. UBND tỉnh đề nghị các cấp, ngành nâng cao cảnh giác, khẩn trương rà soát khu vực nguy cơ cao trượt sạt, lở đất, xây dựng kịch bản ứng phó, phòng chống thiên tai sát với điều kiện thực tế, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân. UBND tỉnh tập trung chỉ đạo các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương kiện toàn BCH PCTT&TKCN, rà soát khu vực nguy cơ cao thiên tai để xây dựng phương án, kịch bản ứng phó theo cấp độ thiên tai có thể xảy ra. Đảm bảo nguyên tắc việc tổ chức cứu hộ, cứu nạn phải an toàn tuyệt đối cho lực lượng tham gia cứu hộ, cứu nạn; được tổ chức khẩn trương, kịp thời. Xây dựng các phương án khác đảm bảo an toàn hồ nước, an toàn vùng hạ du hồ chứa, an toàn thông tin liên lạc; đảm bảo giao thông, khắc phục sự cố các tuyến đường trong và sau thiên tai; có phương án dự trữ hàng hóa, nhu yếu phẩm để ứng phó với thiên tai; có phương án vận hành hệ thống lưới điện khi xảy ra thiên tai, sự cố. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo cho người dân tự phòng tránh thiên tai, trượt sạt; kiên quyết không để hộ dân nào sống trong vùng nguy hiểm ven suối, sườn núi; khuyến cáo người dân tuyệt đối không đi qua ngầm giao thông khi có mưa lũ lớn. UBND tỉnh cũng yêu cầu: Các địa phương, chủ đầu tư chủ động rà soát, triển khai các phương án bảo đảm an toàn cho từng loại công trình thủy lợi, hồ, đập khi có tình huống xấu xảy ra.


Lê Chung

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục