(HBĐT) - Xã Chí Đạo (Lạc Sơn) được biết đến là địa phương có cây dổi quý, được coi như "hạt vàng đen của núi rừng Tây Bắc” mang lại cho người dân nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, tại đây vẫn còn không ít khó khăn khi nguồn thu chính của người dân dựa vào nông nghiệp, thu nhập bấp bênh do giá cả lên xuống thất thường. Năm 2018, nhờ nguồn vốn hỗ trợ chăn nuôi của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở xã Chí Đạo đã thực sự có một "chiếc cần câu”, tự câu cho gia đình những "con cá” để từng bước ổn định cuộc sống.


Nhờ được hưởng lợi từ dự án, gia đình ông Bùi Văn Khiển, xóm Kho, xã Chí Đạo (Lạc Sơn) vươn lên thoát nghèo năm 2020.

Trở về Chí Đạo hôm nay, dưới những tán cây dổi thẳng tắp, từng tia nắng xuyên qua, chiếu thẳng xuống những nếp nhà sàn nằm san sát nhau. Quan trọng hơn cả là niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt những gia đình được hỗ trợ từ nguồn vốn dự án cho vay chăn nuôi bò sinh sản. Đoàn chúng tôi có mặt xóm Kho, nơi có 4 hộ được hưởng lợi từ dự án. Đến thăm gia đình ông Bùi Văn Khiển sau 3 năm nhận bò, con bò đã sinh được 1 con bê đực và đang chuẩn bị sinh sản lứa thứ 2. Anh Bùi Văn Lịch, con trai ông Khiển chia sẻ: Gia đình tôi được nhận bò đầu năm 2018. Do hoàn cảnh khó khăn nên khi biết tin gia đình nằm trong diện được hỗ trợ từ dự án, chúng tôi mừng lắm. Từ khi nhận bò, mọi người thay phiên nhau đi lấy cỏ, dốc sức chăm sóc. Tôi cũng thường xuyên tham khảo, học hỏi kinh nghiệm các gia đình nuôi trâu, bò xung quanh nên bò khỏe mạnh, là nguồn động viên để gia đình cố gắng phát triển kinh tế. Tháng 1/2019, bò đẻ lứa đầu, khoảng 3 tháng nữa sẽ đẻ lứa tiếp theo. Con đầu nhà tôi bán cuối năm 2020, được 12 triệu đồng, tôi tập trung vào sửa sang lại căn nhà sàn đang ở và mua thêm ít đồ dùng trong gia đình.

Ngay cạnh chuồng bò gia đình anh Lịch là khu chuồng trại gia đình ông Bùi Văn Khoản, hộ được hỗ trợ bò vào cùng thời điểm. Theo ông Khoản, con bò khi được giao có giá trị thực khoảng 15-16 triệu đồng, nhưng gia đình ông chỉ phải trả 4 triệu đồng, chia làm 2 đợt. Đến nay, con bò đã đẻ bê con được 1 tháng tuổi. "Bò dễ nuôi, nhanh lớn, không kén thức ăn nên có thể tận dụng nguồn cỏ xung quanh vườn và các phụ phẩm nông nghiệp. Gia đình tôi trồng thêm khoảng 2.000 m2 cỏ voi để làm thức ăn cho bò. Do không cần chăn thả nên vào buổi sáng, chiều, các thành viên thay nhau đi lấy cỏ, cho vào máy cắt nhỏ để bò tự ăn. Ngoài ra, tôi cho ăn thêm cám trộn ngô để vỗ béo” - ông Khoản cho biết.

Đồng chí Quách Thanh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Chí Đạo cho biết: Trong đợt 1/2018, với trên 1,4 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ chăn nuôi của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, xã có 33 hộ được hưởng lợi. Sau 3 năm thực hiện đã cho kết quả khả quan khi 100% hộ đều chăn nuôi tốt. Ngoài việc tận dụng nguồn cỏ, phụ phẩm nông nghiệp có sẵn, nhiều gia đình chủ động trồng cỏ vỗ béo, cho bò ăn thêm nhiều loại thức ăn dinh dưỡng khác. Hầu hết số bò hỗ trợ đã đẻ ít nhất 1 lứa, nhiều con chuẩn bị đẻ lứa thứ 2. Nhờ đó, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã. Trong năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo toàn xã là 27,8%. 6 tháng đầu năm nay, hộ nghèo giảm còn 15%.

Tại dự án, sau khi thu 2 triệu đồng lần 2 (lần 1 thu khi giao bò cho hộ dân năm 2018) của 33 hộ được hỗ trợ đợt 1, với số tiền 66 triệu đồng, nguồn vốn tiếp tục được đầu tư cho 6 hộ hoàn cảnh khó khăn tại các xóm. Đây thực sự là chiếc "phao cứu sinh” cho hộ nghèo tại xã Chí Đạo. Giúp họ có thêm động lực, hy vọng để vươn lên trong cuộc sống, từng bước ổn định, xây dựng kinh tế gia đình.


Khánh Linh


Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục