(HBĐT) - Dự án WOBA Hòa Bình nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng và bình đẳng giới thông qua hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng dễ bị tổn thương; huy động thêm nguồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới đảm bảo tính bền vững, bình đẳng xã hội; tăng cường xã hội hóa việc vận động xây dựng công trình vệ sinh đạt chuẩn và cấp nước nông thôn.


Chủ tịch Hội LHPN xã Nhân Mỹ (Lạc Sơn) tư vấn hộ gia đình làm nhà vệ sinh.

Tập trung nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo và hộ dễ bị tổn thương, dự án WOBA giúp hàng nghìn hộ dân ở 3 huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy cải thiện điều kiện sinh hoạt.

Hộ bà Bùi Thị Quẳn, thôn Khen 1, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) thuộc hộ phụ nữ nghèo GESI - (gia đình có người khuyết tật (NKT), được Hội LHPN các cấp lựa chọn, đề xuất và được Ban quản lý dự án "Cải thiện vệ sinh và nước sạch dựa trên kết quả do phụ nữ làm chủ WOBA" quyết định hỗ trợ xây dựng công trình mẫu tiếp cận cho NKT.

Từ 7 triệu đồng dự án hỗ trợ cùng với anh em, làng xóm, hội viên Hội LHPN xã góp công đã giúp gia đình bà xây dựng được công trình vệ sinh trị giá hơn 10 triệu đồng. Công trình có tiếp cận hỗ trợ NKT nên thuận tiện cho NKT và người chăm sóc đỡ vất vả hơn. 

Với trạm y tế xã Quý Hòa (Lạc Sơn), công trình nhà vệ sinh (NVS) cho NKT được dự án WOBA hỗ trợ đã xây dựng, hoàn thiện và đưa vào sử dụng trị giá 41,93 triệu đồng, đem lại tiện ích hỗ trợ người khó khăn trong vận động.

Trưởng Ban Gia đình xã hội - kinh tế (Hội LHPN tỉnh) Ngô Thị Thủy cho biết: Dự án WOBA được ký kết triển khai giữa tổ chức Đông Tây Hội Ngộ và T.Ư Hội LHPN Việt Nam từ tháng 9/2018, thực hiện đến hết tháng 8/2022. Hòa Bình là 1 trong 5 tỉnh triển khai dự án với tổng nguồn vốn dự kiến 4,7 tỷ đồng (kinh phí dự án trên 3 tỷ đồng; kinh phí đối ứng UBND tỉnh trên 1,6 tỷ đồng), nhằm xây dựng các công trình vệ sinh đạt chuẩn Bộ Y tế và đấu nối các công trình nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có đối tượng dễ bị tổn thương. Tỉnh sẽ thực hiện chỉ tiêu 3.800 NVS (3.000 hộ nghèo, cận nghèo; 600 hộ GESI; 200 hộ không nghèo xây dựng theo hình thức SANOBA).

Triển khai dự án, Hội LHPN các cấp đã tham mưu cấp ủy, chính quyền cùng cấp ban hành quyết định thành lập Ban quản lý dự án WOBA - hợp phần vệ sinh tại 25 xã của 3 huyện: Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy (sau sáp nhập còn 22 xã).

Qua khảo sát 15.265 hộ/275 xóm/25 xã có 7.764 hộ nghèo, cận nghèo chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS), chiếm 62%; hộ GESI nghèo, cận nghèo chưa có NTHVS chiếm 67%; hộ GESI không nghèo chiếm 36%. Trong đó, 9.301 hộ thuộc nhóm hưởng lợi của 25 xã dự án.

Dự án triển khai tại 25 xã được các cấp, ngành quan tâm, ủng hộ, thực hiện đúng quy trình, thủ tục. Ban quản lý dự án cấp xã có sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và các trưởng thôn. Trong năm 2020, đã tổ chức tập huấn TOT cấp tỉnh cho 49 người là cán bộ dự án Hội LHPN cấp tỉnh, huyện, chủ tịch, phó chủ tịch, chi hội trưởng phụ nữ 25 xã dự án về kiến thức, kỹ năng truyền thông vận động làm NVS, thực hiện vệ sinh cộng đồng và các quy trình, thủ tục đăng ký, nghiệm thu NVS… Cùng với đó, tổ chức tập huấn 5 lớp cho 115 thợ xây về các mẫu NTHVS dành cho NKT khu vực nông thôn. Trong năm, đã xây dựng 15 công trình NVS cho gia đình có NKT, trị giá 84,24 triệu đồng; triển khai gói hỗ trợ ứng phó dịch Covid-19 trị giá trên 308,5 triệu đồng, với các sản phẩm như: 475 bồn rửa tay lavabo, 2.250 sản phẩm truyền thông cụ thể, 50 thiết bị cho 25 trạm y tế, 250 thiết bị cho 25 trường mầm non, 175 thiết bị cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ dễ bị tổn thương; tổ chức 4 cuộc truyền thông sử dụng thiết bị rửa tay với xà phòng tại 4 trường mầm non.

Tình từ cuối năm 2018 đến hết tháng 6/2021, dự án đã kiểm tra và trả thưởng được 12 đợt, tổng số 2.894 hồ sơ NVS, trong đó có 2.352 hộ nghèo, cận nghèo, 496 hộ GESI; 46 hộ SANOBA.

Hồng Duyên

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục