(HBĐT) - Năm 2010, dự án di dân do sạt lở lòng hồ sông Đà thuộc 2 xã Tân Mai, Phúc Sạn cũ (Mai Châu) có 60 hộ chuyển về tái định cư tại xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn), thành lập xóm Mai Sơn. Năm 2012, công trình cấp nước sinh hoạt của xóm Mai Sơn được đầu tư xây dựng; năm 2014, công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng. Sau 3 năm hoạt động, công trình bị hỏng hóc, bỏ hoang đến nay.


Hệ thống điều khiển của trạm bơm xóm Mai Sơn, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) bị mất trộm.

Công trình Hàng tỷ đồng để cỏ mọc và mất trộm không ai biết

Đưa chúng tôi đi kiểm tra công trình nước sạch của xóm, anh Bùi Văn Khánh, Trưởng xóm Mai Sơn, xã Yên Nghiệp cho biết: Từ năm 2017 công trình hỏng hóc nên xuống cấp. Con đường xóm lên trạm bơm hơn 200 m hai bên cỏ mọc ngập, may đường được đổ bê tông rộng 2 m nên vẫn còn đi được. Trạm bơm có cửa, cổng còn nguyên nhưng cửa sổ phía sau bị phá. Hầu hết các thiết bị điện, phụ kiện trạm bơm bị lấy trộm. Hệ thống bể lọc bỏ hoang cỏ dại mọc. Đầu năm 2017, sau khi 2 hệ thống máy lọc hỏng, tổ vận hành báo cáo xã, huyện nhưng do không có kinh phí nên không thể sửa chữa. Vì không có người trông coi nên thời điểm mất trộm máy lọc và các phụ kiện máy cũng không xác định được.

Cũng theo anh Khánh, sau khi được bàn giao, UBND xã đã thành lập tổ quản lý, giao nhiệm vụ khai thác, quản lý, vận hành trạm bơm cho tổ vận hành xóm Mai Sơn gồm 3 người. Anh em thay nhau trực tại trạm khi máy bơm hoạt động. Tổ tự thu tiền điện của các hộ rồi đóng tiền điện cho chi nhánh điện. Giá mỗi m3 nước tổ thu 5.000 đồng. Tuy nhiên, do các hộ dùng ít, mỗi tháng chỉ thu được tiền nước khoảng vài trăm nghìn đồng, tháng nào nhiều thu 500 nghìn đồng. Trong khi tiền điện vận hành máy bơm cao vì đường truyền tải dây dài, máy công suất lớn đẩy nước lên cao. Hàng tháng, tổ vận hành không những không có công mà phải tự bỏ tiền túi để bù vào tiền điện. Trung bình mỗi tháng, anh em tổ vận hành bỏ ra từ 100 - 200 nghìn đồng để bù. Trước những khó khăn đó, xóm, xã đã làm đơn đề nghị chi nhánh điện hỗ trợ tiền điện tải từ trạm điện đến trạm bơm. Được sự hỗ trợ của chi nhánh thì tổ vận hành cũng ít "lỗ” hơn, nhưng không có công.

Bài toán vận hành 

Theo tìm hiểu, trong quá trình vận hành, khai thác, số lượng hộ dân sử dụng quá ít, chỉ 40 hộ dùng. Do vậy, số tiền thu từ phí sử dụng nước không đủ để trả tiền điện của trạm bơm, tổ vận hành không có công vận hành và không có kinh phí để duy tu, bảo dưỡng công trình. Chính vì vậy, công trình cấp nước sinh hoạt cho các hộ dân xóm Mai Sơn hoạt động không hiệu quả, không phù hợp nhu cầu thực tế của người dân. Về kinh tế thì việc vận hành một trạm bơm lớn với hệ thống lọc nước lớn, bơm xa và cao phải dùng nhiều điện sẽ đội giá nước lên cao. Trong khi đó, các hộ  sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, trồng màu và đi làm thuê, việc thu tiền nước cao sẽ rất khó. Và đây là công trình của nhà nước đã bàn giao cho xóm nên việc vận hành, sửa chữa do xóm tự bỏ kinh phí. Nhưng với những chi phí tốn kém như vậy thì người dân khó chấp nhận được. Nước của trạm được bơm từ hồ Mè lên độ cao chừng 50 m, qua hệ thống lọc cấp nước cho Nhân dân. Vào mùa khô, hồ Mè cạn không đủ nước bơm, người dân phải đi gánh hoặc thồ nước từ mó nước cách xóm khoảng hơn 1 km về dùng.

Anh Bùi Văn Minh, xóm Mai Sơn cho biết: Từ khi trạm bơm hỏng, nhiều gia đình trong xóm tự đầu tư khoan giếng. Mỗi giếng khoan có 3 - 4 hộ bơm nhờ nước về dùng. Để đảm bảo an toàn, các hộ tự đầu tư máy lọc gia đình để dùng. Nhà tôi không có điều kiện khoan nên bơm nhờ nước từ giếng nhà hàng xóm. Tuy nhiên, hầu hết các giếng chỉ có nước vào mùa mưa. Mùa khô phải đi lấy nước tại mó nước đầu xóm cách nhà chừng 1 km. Mỗi năm mất chừng 3 - 4 tháng phải đi xe máy chở nước về ăn và sinh hoạt, quần áo giặt thì mang ra mó nước. Cả xóm chỉ trông chờ vào mó nước đó nên nhiều hôm phải dậy từ 2 - 3h đi chở nước. 

Đồng chí Bùi Văn Mạnh, Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước thực trạng trên, UBND xã đã báo cáo UBND huyện đề nghị khắc phục, sửa chữa. Tuy nhiên, nếu được sửa chữa thì việc giao cho xóm vận hành cũng không hợp lý. Theo tôi, có 2 phương án giải quyết được vấn đề nước sinh hoạt cho các hộ dân xóm Mai Sơn. Một là Nhà nước đầu tư giếng khoan sâu có lượng nước dồi dào quanh năm để các hộ tự bơm, tự lọc. Với 60 hộ thì theo cụm dân cư vài hộ một giếng. Hai là, hiện nay UBND huyện quy hoạch khu giãn dân gần xóm Mai Sơn thì nâng cấp trạm bơm, hoặc lấy nước nguồn khác để 2 khu dân cư dùng trạm bơm, như vậy, việc quản lý, khai thác sẽ hiệu quả hơn.


Việt Lâm

Các tin khác


Điều chỉnh định mức chi cho các hoạt động của đơn vị hành chính mới sáp nhập

(HBĐT) - Cử tri hỏi: Sau sáp nhập, các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã có địa bàn rộng, dân cư đông làm tăng quy mô quản lý, nhưng định mức chi thường xuyên theo Nghị quyết số 26/2016/NQ-HĐND, ngày 5/12/2016 của HĐND tỉnh chưa đảm bảo định mức chi cho các hoạt động của cấp xã, cần điều chỉnh mức chi thường xuyên. Đề nghị ngành chức năng cho ý kiến về vấn đề này?

Nhiều doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh dự kiến cắt giảm lao động trong quý III/2021

Ngày 10/8, Trung tâm Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh (Falmi) cho biết, qua kết quả khảo sát "Tác động của dịch COVID-19 đối với thị trường sức lao động” vừa được triển khai cho thấy, dự kiến nhiều doanh nghiệp sẽ cắt giảm lao động trong quý III năm 2021'

Bộ CHQS tỉnh tặng  nhà tình nghĩa cho gia đình nạn nhân nhiễm chất độc da cam/đioxin

(HBĐT) - Bộ CHQS tỉnh vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa tặng gia đình ông Trần Ngọc Thụ, sinh năm 1947 ở thôn Liên Phú 3, xã Thống Nhất (Lạc Thủy), là nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin tại mặt trận Quảng Trị năm 1964.

Phụ nữ huyện Lương Sơn ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm gửi Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Thực hiện Văn bản chỉ đạo của Hội LHPN tỉnh về hưởng ứng Lời kêu gọi của UB MTTQ tỉnh về "Ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh", các cấp Hội LHPN huyện Lương Sơn đã tích cực tham gia đóng góp nhiều hoạt động thiết thực và nhu yếu phẩm ủng hộ.

Trên 300 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh (từ ngày 6 – 10/8/2021), tính đến 16h30’ ngày 10/8 đã có 121 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh đến trụ sở cơ quan UB MTTQ tỉnh ủng hộ.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh chung tay ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Chiều 10/8, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức chương trình chung tay ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục