(HBĐT) - Bảo vệ trẻ em khỏi những mối hiểm họa tai nạn thương tích, đuối nước và xâm hại là vấn đề đặt ra bức thiết hiện nay, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng. Hơn bất cứ khi nào, trẻ cần được chăm sóc, bảo đảm một môi trường sống an toàn.

Bài 2 - Lời giải nào cho môi trường an toàn của trẻ  



Mới đây, Đoàn xã Vũ Bình (Lạc Sơn) thành lập và đưa vào hoạt động Câu lạc bộ trẻ em xóm Trang, tạo sân chơi an toàn, thúc đẩy sự chung tay chăm sóc, bảo vệ trẻ em. Ảnh chụp ngày 30/6/2021. 

Khi trẻ gặp bất an trong chính ngôi nhà của mình

Hiện thực tàn nhẫn trên cũng chính là hồi chuông cảnh báo về thực trạng trẻ em bị ngược đãi, bạo lực và bị xâm hại gia tăng thời gian gần đây. Không chỉ gây ra cho trẻ đau đớn, thương tật về thể xác, xâm hại tình dục (XHTD) còn gây tổn thương nặng nề đến thể chất, tinh thần. Cùng với đó, tình trạng trẻ em bị tai nạn thương tích vẫn xảy ra do thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng bơi lội, xử lý các tình huống tai nạn thương tích. Sự chủ quan của một số gia đình, hoặc thiếu sự quan tâm, chăm sóc, lơ là trong quản lý, giám sát để trẻ tự do vui chơi gần những nơi tiềm ẩn hiểm họa tai nạn thương tích, đuối nước. 

Theo đồng chí Trương Quang Hải, Phó Giám đốc Công an tỉnh, với hành vi xâm hại trẻ em, đối tượng phạm tội rất đa dạng, chủ yếu là người quen biết, hàng xóm của trẻ. Nghiêm trọng hơn, kẻ xâm hại trẻ là người thân thích trong gia đình, như vụ cha ruột hiếp dâm con gái ở Kim Bôi, Tân Lạc, ông nội hiếp dâm cháu ở Đà Bắc. Đây là hậu quả của sự suy đồi, xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức xã hội, gây phẫn nộ và bức xúc gay gắt trong dư luận Nhân dân. Cá biệt có những đối tượng sau khi thực hiện hành vi hiếp dâm còn nảy sinh ý định giết người nhằm che giấu hành vi phạm tội. Có đối tượng lợi dụng việc nạn nhân là người bị hạn chế khả năng nhận thức, điều khiển hành vi để thực hiện hành vi phạm tội; sử dụng những hình ảnh nhạy cảm của bị hại để ép buộc bị hại phải quan hệ tình dục trái ý muốn… Về cách thức, thủ đoạn phạm tội của các đối tượng thường lợi dụng lúc trẻ ở nhà một mình hoặc ở những nơi vắng vẻ, dụ dỗ trẻ đi chợ, cho tiền để dễ bề thực hiện hành vi xâm hại. Hậu quả gây ra do các tội phạm XHTD hết sức nghiêm trọng, không chỉ khiến các em mang vết sẹo trên thân thể mà phải chịu những vết thương lớn về tinh thần. Có những trẻ bị chính người thân thích của mình xâm hại, dẫn đến rối loạn tâm thần, rối loạn hành vi, mất cân bằng trong cuộc sống và mất đi niềm tin vào gia đình, xã hội.

Chung tay hành động vì trẻ em

Thách thức đặt ra đối với chương trình hành động vì trẻ em hiện nay là nhận thức của gia đình, cộng đồng về bảo vệ, chăm sóc trẻ em còn hạn chế. Tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực… đối với trẻ em chưa được cộng đồng quan tâm đúng mức. Một số vụ việc vẫn không được người dân chủ động thông báo cho cơ quan chức năng can thiệp, xử lý kịp thời. Nhiều gia đình vì quá chú tâm phát triển kinh tế mà ít dành thời gian quan tâm đến trẻ. Tình trạng người thân trong gia đình có hành vi bạo lực thường là do thiếu hiểu biết về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, không nhận thức được hành vi vi phạm quyền trẻ em.

Thời gian qua, bằng việc tích cực, chủ động thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm xâm hại trẻ em, Công an tỉnh đã phối hợp các ngành liên quan tổ chức 5 phiên tòa giả định xét xử vụ án dâm ô trẻ em để nâng cao hiệu quả tuyên truyền trực quan cho các tầng lớp Nhân dân. Kịp thời điều tra, làm rõ và xử lý nghiêm các vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn khi có tin báo, tố giác, phản ánh. Phối hợp các đơn vị của Bộ Công an, Cục Trẻ em tổ chức tuyên truyền, tập huấn về phòng, chống xâm hại trẻ em cho Nhân dân các xã vùng sâu, xa trong tỉnh. Cũng theo đồng chí Phó Giám đốc Công an tỉnh, vấn đề đặt ra hiện nay là cần đổi mới cách thức tuyên truyền, thay vì tuyên truyền ở các hội nghị thì tuyên truyền cụ thể tới từng hộ gia đình, cá thể sẽ hiệu quả hơn, tránh tình trạng "người được tuyên truyền không làm, người làm không được tuyên truyền”. Mặt khác, có sự phối hợp quản lý chặt chẽ hơn trong lĩnh vực thông tin truyền thông, nhất là quản lý vấn đề internet truyền bá nội dung đồi trụy.

Thời gian qua, các tổ chức CT-XH như Hội LHPN, Đoàn thanh niên đã tham gia tích cực vào việc tuyên truyền, làm tuyên truyền viên, cộng tác viên cho một số chương trình bảo vệ trẻ em. Các cơ sở giáo dục thông qua sinh hoạt ngoại khóa, họp phụ huynh học sinh, hoạt động của các câu lạc bộ, đội, nhóm, hội diễn, hội thi… đã góp phần tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng, chống bạo lực, xâm hại. Đồng thời, nâng cao ý thức cảnh giác của các bậc cha mẹ, người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ, từ đó, bảo vệ con em mình đối với các hành vi, thủ đoạn lừa gạt, xâm hại trẻ. Nhiều chương trình hỗ trợ, can thiệp khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, hoặc bị xâm hại cũng đã được ngành chức năng triển khai. Đến nay, đã hỗ trợ và can thiệp cho khoảng 130 em bị XHTD, áp dụng theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP, Thông tư số 23/2010/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐ-TB&XH; Thông tư số 98/2017/TT-BTC, ngày 29/9/2017 của Bộ Tài chính. Phối hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh kịp thời tiến hành các hoạt động hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và phục hồi sức khỏe cho trẻ em bị xâm hại, bạo lực, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Phối hợp nhà trường, cơ sở giáo dục vận động, giúp đỡ trẻ đi học trở lại, giúp trẻ sớm hòa nhập với bạn bè và môi trường học tập.

Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị: Cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là các xã, phường, thị trấn cần nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tăng cường chỉ đạo liên ngành để có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành, các lực lượng xã hội trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em. Tăng cường nguồn lực để thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu chưa đạt về công tác bảo vệ trẻ em như xây dựng thiết chế văn hóa, các điểm vui chơi an toàn cho trẻ. Nhân rộng mô hình thực hiện các quyền của trẻ em, như ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em, hỗ trợ và tái hòa nhập trẻ em vi phạm pháp luật, chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng HIV/AIDS. Duy trì mô hình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em như Diễn đàn trẻ em, nhằm phát huy vai trò của trẻ em trong việc thực hiện các quyền và bổn phận của trẻ em, thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em, Hội đồng trẻ em, câu lạc bộ trẻ em, chương trình, hoạt động do trẻ em khởi xướng và thực hiện.

 
Bùi Minh

Các tin khác


Trên 300 tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Hưởng ứng Lời kêu gọi ủng hộ hàng hóa, nhu yếu phẩm hỗ trợ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tại TP Hồ Chí Minh (từ ngày 6 – 10/8/2021), tính đến 16h30’ ngày 10/8 đã có 121 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, địa phương trong tỉnh đến trụ sở cơ quan UB MTTQ tỉnh ủng hộ.

Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh chung tay ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh

(HBĐT) - Chiều 10/8, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức chương trình chung tay ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

TIN BUỒN

Ban tang lễ và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin:

Xây dựng môi trường sống an toàn cho trẻ em

(HBĐT) - Tai nạn đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong cho trẻ nhỏ. Đặc biệt, số trẻ em tử vong do đuối nước tăng cao trong dịp nghỉ hè. Theo thống kê trong giai đoạn 2016 - 2020 và 7 tháng năm nay, có trên 130 trẻ em tử vong do đuối nước. Mặt khác, trẻ em cũng đang phải đối diện với những nguy cơ bị xâm hại với tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.  

Bài 1 - Nhức nhối tai nạn thương tích và xâm hại trẻ em

Các sở, ngành trả lời kiến nghị của cử tri: Giải pháp thúc đẩy giải quyết các thủ tục về đất đai

(HBĐT) - Cử tri hỏi: Việc giải quyết các thủ tục về đất đai của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai tại huyện Tân Lạc có lúc thực hiện chậm, người dân phải đi lại nhiều lần, một số cử tri trong huyện chưa hài lòng. Sở TN&MT có giải pháp gì để cải thiện vấn đề cử tri nêu?

Chi đoàn Agribank chi nhánh huyện Lạc Sơn: Tổ chức chương trình tình nguyện tặng quà cho lực lượng tuyến đầu chống dịch 

(HBĐT) - Ngày 7/8, chi đoàn Agribank chi nhánh huyện Lạc Sơn đã tổ chức chương trình tình nguyện trao tặng quà cho khu cách ly tập trung tại xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) và 1 gia đình có bệnh nhân dương tính với Covid-19. Hoạt động trao tặng được diễn ra tại khu vực sân của khu cách ly, đảm bảo giãn cách và an toàn PCD theo quy định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục