(HBĐT) - Những ngày tháng 8 mùa thu lịch sử, chúng tôi quay trở về thăm chiến khu Giằng Sèo tại xã Cao Sơn (Đà Bắc). Trải qua 76 năm, tượng đài khu căn cứ tại xóm Sèo đã chứng kiến bao dấu mốc lịch sử, nay cũng là địa chỉ để lớp trẻ, thanh niên tri ân, ôn lại truyền thống hào hùng, cùng học tập và tiến bước.


Đoàn xã Cao Sơn (Đà Bắc) tổ chức kết nạp đoàn viên cho thanh niên trên địa bàn tại bia tưởng niệm Chiến khu Giằng Sèo, xóm Sèo.

Đồng chí Đinh Hồng Thắng, Bí thư Đoàn xã cho biết: "Tượng đài được xây dựng là vị trí trước đây diễn ra lớp huấn luyện quân sự, nơi ươm mầm những chiến sỹ Lực lượng vũ trang đầu tiên của tỉnh. Trải qua bao thế hệ, nhiều người trong hàng ngũ đến nay đã không còn nhưng giá trị không vì thế mà phai nhạt. Qua lời kể, lớp trẻ thanh niên được sinh ra trong thời bình vẫn không khỏi xúc động, tự hào về những năm tháng hào hùng, càng thêm hiểu biết, trân trọng giá trị lịch sử, từ đó phát huy tinh thần xung kích, góp sức xây dựng quê hương”.

Ngược dòng lịch sử, tháng 2/1945, T.Ư Đảng quyết định thành lập chiến khu Hòa - Ninh – Thanh, phong trào cách mạng trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển mạnh mẽ cùng với xây dựng chiến khu. Đồng chí Vũ Thơ khi ấy giữ vụ Bí thư Ban cán sự Đảng tỉnh Hòa Bình đã trực tiếp về vùng, mở khóa huấn luyện quân sự đầu tiên của tỉnh tại xóm Giằng, Sèo (thuộc xã Tu Lý cũ), xây dựng lực lượng, phát triển phong trào cách mạng tại địa bàn. Đồng bào người dân tộc Mường, Tày ở Đà Bắc cũng đã hiểu về cách mạng, ra sức che chở, đùm bọc và bảo vệ lớp học, đảm bảo tổ chức an toàn, bí mật. Sau khi được học về tình hình cách mạng trên thế giới, chương trình và điều lệ Việt Minh, khóa tập huấn về cách đánh du kích, chế tạo vũ khí… 19 học viên đã nhanh chóng trưởng thành, phát triển các đội tự vệ cứu quốc, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Những ngày huấn luyện đã tạo thanh thế Việt Minh càng cao, tiếng tăm lan truyền làm cho các hào lý run sợ, Nhân dân phấn khởi, tin tưởng vào cách mạng, tiếp tục gây dựng và phát triển phong trào cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tháng 8/1945. Cách mạng Tháng Tám thành công đã giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi ách áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến, chế độ lang đạo.

Sau khi giành được chính quyền, Nhân dân xã Cao Sơn phải đương đầu với nhiều khó khăn như: Ngân khố trống rỗng, kinh tế lạc hậu, thời tiết khắc nghiệt, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm cùng lúc đe dọa… Nhưng với niềm tin vào cách mạng, ý chí hào hùng, phấn khởi vì được làm chủ quê hương, lại được sự chỉ đạo của Ban cán sự Đảng và châu bộ Việt Minh Mai Đà, Nhân dân Cao Sơn đã quyết tâm từng bước khắc phục khó khăn, xây dựng quê hương ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền đã tích cực lãnh, chỉ đạo toàn diện phát triển KT-XH, xây dựng NTM, bảo vệ ANCT-TTATXH, tạo được sự đồng thuận từ Nhân dân. Hiện, toàn xã gieo trồng 83 ha lúa, 460 ha ngô, 155 ha sắn, 259 ha dong riềng, chè 60 ha, đạt năng suất và sản lượng cao. Đặc biệt, sản phẩm miến dong của xã đạt chứng nhận OCOP 3 sao, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế bền vững, nâng cao vị thế nông sản của địa phương. Xã đạt 18/19 tiêu chí xây dựng NTM, các công trình hạ tầng, đường giao thông được sửa chữa, đầu tư xây dựng khang trang. Thương mại, dịch vụ có bước phát triển mạnh, trong đó hình thành bản du lịch cộng đồng xóm Sưng, thu hút hàng ngàn du khách đến thăm quan, nghỉ dưỡng, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhiều hộ dân, giải quyết việc làm cho nhiều lao động địa phương. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 100%, 9/9 xóm sử dụng internet, các loại hình viễn thông. 100% xóm có nhà văn hóa. Thu nhập bình quân đầu người toàn xã đạt 36 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn 11,14%.

Hoàng Anh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục