(HBĐT) - Là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh, nằm bên dòng sông Đà với chiều dài 10 km từ hạ lưu đập thủy điện xuống đến Thịnh Minh, cảnh quan thiên nhiên hữu tình với nhiều xóm, bản, bãi bồi, con nước trải dài, đang mở ra cơ hội rất lớn cho TP Hòa Bình phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ. Chính vì vậy, việc quy hoạch phát triển kinh tế 2 bên bờ sông Đà cần được đặc biệt quan tâm, góp phần xây dựng TP Hòa Bình có bản sắc, thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội (NQĐH) Đảng bộ thành phố lần thứ II, NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, xây dựng TP Hòa Bình xanh, bền vững, là trái tim của tỉnh và đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội.
Cầu Hòa Bình 2 chuẩn bị đưa vào khai thác, mở ra cơ hội phát triển không gian đô thị, dịch vụ cho thành phố Hòa Bình.
Sông Đà là tuyến đường thủy quan trọng vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh miền xuôi lên TP Hòa Bình và các tỉnh vùng Tây Bắc. Nhiều năm nay đã xuất hiện "tua" du lịch bằng đường thủy từ Quảng Ninh, Hải Phòng đi dọc tuyến lên tới TP Hòa Bình. Đã có nhiều nhà đầu tư nghiên cứu, triển khai các dự án đô thị, du lịch dọc tuyến sông Đà.
Mười mấy năm nay, thành phố đã quan tâm tới đầu tư hạ tầng phát triển các loại hình dịch vụ dọc 2 bờ sông Đà, điều đó tạo điểm nhấn cho cảnh quan thành phố. Cầu Hòa Bình 3 đã đưa vào khai thác, cầu Hòa Bình 2 sẽ đưa vào sử dụng trong năm nay tiếp tục mở ra không gian phát triển đô thị rất lớn cho thành phố bên sông Đà. Hai bên bờ sông Đà đã trở nên cân đối, hài hòa hơn. Tuyến đê 2 bên sông cũng được chỉnh trang, hàng loạt công trình được triển khai, trở thành nơi đáng sống cho cư dân. Song đến nay vẫn chưa có một quy hoạch bài bản, quy củ để phát triển kinh tế 2 bên sông Đà.
Tìm hiểu được biết, từ nhiều năm trước, các ngành, đơn vị đã đề xuất ý tưởng quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu dọc hai bên sông Đà, trong đó xác định sông Đà là điểm nhấn phát triển đô thị, dịch vụ, cảnh quan, môi trường, dọc hai bên bờ sông được quy hoạch hệ thống đường, các cơ sở dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, hệ thống điện chiếu sáng, thoát nước, giao thông đồng bộ, kết nối, tạo cảnh quan và điểm nhấn cho TP Hòa Bình. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau, việc quy hoạch chưa được triển khai. Hiện, trong bối cảnh mới, quy hoạch dọc hai tuyến sông được được cơ quan quản lý và các nhà chuyên môn nhắc lại nhiều lần.
Nhận thức được tiềm năng và tầm quan trọng quy hoạch phát triển kinh tế dịch vụ 2 bên bờ sông Đà, tỉnh chỉ đạo TP Hòa Bình phối hợp các đơn vị liên quan triển khai quy hoạch chung xây dựng TP Hòa Bình, trong đó định hướng lập quy hoạch đặc biệt quan tâm đến khai thác cảnh quan, phát triển kinh tế dọc hai bên sông Đà. Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 là một trong những khâu đột phá quan trọng thực hiện NQĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành tỉnh hàng đầu trong khu vực Tây Bắc nhờ tăng trưởng GDP với các trụ cột tăng trưởng chính là: Du lịch sinh thái; công nghiệp xanh; nông nghiệp sạch... Quy hoạch các huyện, thành phố đồng bộ, thống nhất với quy hoạch tỉnh nhằm khai thác tối đa lợi thế, cảnh quan để phát triển bền vững.
Trên quan điểm đó, tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, đơn vị tư vấn và chính quyền thành phố lập quy hoạch 2 bên sông Đà đồng bộ với quy hoạch phát triển thành phố, bảo đảm chất lượng, tầm nhìn dài hạn, làm cơ sở để huy động các nguồn lực thu hút đầu tư, phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ, tạo điểm nhấn riêng cho không chỉ TP Hòa Bình. Từ quy hoạch sẽ quản lý chặt chẽ và khai thác tốt quỹ đất, quản lý hoạt động đầu tư, xây dựng, hoạt động khai thác cát dọc tuyến sông, huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cảnh quan, môi trường bảo đảm khai thác, phát huy các hoạt động du lịch, dịch vụ, phát triển kinh tế dịch vụ ven sông Đà. Việc quan tâm xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế 2 bờ sông Đà cũng là giải pháp để thực hiện mục tiêu NQĐH Đảng bộ TP Hòa Bình lần thứ II, xây dựng thành phố bên sông Đà là đô thị văn minh, hiện đại, phát triển xanh, đô thị vệ tinh của vùng Thủ đô Hà Nội.
Tại 22 chốt kiểm soát tại cửa ngõ Thủ đô, chỉ những người đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo nội dung Công văn số 2434 ngày 29/7 của UBND TP Hà Nội mới được phép ra - vào TP.
(HBĐT) - Hội LHPN xã Mông Hóa vừa nhận đỡ đầu học sinh có hoàn cảnh khó khăn - em Nguyễn Duy Cường học sinh lớp 4, trường TH&THCS Dân Hòa. Địa chỉ gia đình tại xóm Gò Bùi, xã Mông Hóa (TP Hòa Bình).
(HBĐT) - Theo Ban Quản lý Quỹ Vì người nghèo tỉnh, tính từ ngày 1/10/2020 - 23/9/2021 đã có 151 cơ quan, đơn vị trong và ngoài tỉnh ủng hộ Quỹ Vì người nghèo cấp tỉnh với tổng số tiền 21,833 tỷ đồng (dư đầu kỳ chuyển sang 3,955 tỷ đồng).
Từ đầu tháng 7/2021 đến nay, toàn TP đã có 1,645 triệu người lao động gặp khó khăn được tiếp cận chính sách, hơn 1,05 triệu lượt người được hỗ trợ lương thực, thực phẩm...
(HBĐT) - Tiếp tục thực hiện mô hình "Em nuôi của Đoàn”, Thành Đoàn Hòa Bình đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Công an thành phố tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ em Trần Thanh Bình, xóm Giếng, xã Hợp Thành có điều kiện vươn lên trong cuộc sống và học tập.