Một trong các giải pháp quản lý, truy vết nhanh các ca nghi nhiễm để nhanh chóng đưa Thủ đô trở về trạng thái bình thường mới là việc người dân chủ động khai báo, quét mã QR (QR code). Đây là một trong những giải pháp công nghệ để phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 của Hà Nội.
Khách hàng đến siêu thị phải quét mã QR Code và xịt khử khuẩn trước khi vào mua hàng.
Hiện nay, Hà Nội đã triển khai xuyên suốt tất cả nền tảng công nghệ của Bộ Thông tin và Truyền thông, trong đó có 3 nền tảng chính: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý thông tin người ra vào địa điểm công cộng bằng QR code; nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến và nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19.
Ngoài ra, thành phố đã phát triển thêm các phần mềm quản lý F0, F1 để phân luồng tuyến vào các bệnh viện.
Tuy nhiên, để việc quét mã QR đạt hiệu quả thực chất, rất cần sự hợp tác không chỉ của các cơ quan, đoàn thể, cơ sở kinh doanh dịch vụ mà còn từ chính ý thức của người dân. Vì vậy, người dân Hà Nội được kêu gọi: Ngoài việc khai báo qua các tờ khai y tế, nếu có biểu hiện ho, sốt, khó thở thì khi đến các điểm công cộng hay các nhà hàng, siêu thị phải quét mã QR.
Tại những địa điểm hàng quán mà người dân không thể tự tạo QR code, các đoàn viên thanh niên sẽ hỗ trợ tạo mã, sau đó in và dán tại các điểm đó để thành phố quản lý và theo dõi. Trường hợp công dân không có điện thoại thông minh thì sử dụng căn cước công dân hoặc thẻ bảo hiểm y tế có mã QR để quét mã.
Trong các văn bản của thành phố cũng như trong các cuộc họp Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 gần đây, lãnh đạo thành phố đã có định hướng, chỉ đạo khi nới lỏng giãn cách, người dân đến các điểm công cộng phải quét mã QR. Cùng với đó, thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện, thị xã phải vào cuộc quyết liệt để đồng bộ các giải pháp.
Trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Tử Quảng, Kiến trúc sư trưởng Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch quốc gia cho biết: Cùng với công nghệ Bluetooth năng lượng thấp (Bluetooth Low Energy) đang cài đặt trên ứng dụng Bluezone ghi nhận các tiếp xúc gần giữa các điện thoại di động thông minh thì công nghệ khai báo QR code cũng là một giải pháp để truy vết nhanh các ca nghi nghiễm. Các tính năng này đều được tích hợp vào ứng dụng PC COVID sắp được ra mắt.
Trước đó, Sở TT&TT Hà Nội đã có công văn hỏa tốc gửi các Sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã và Thành đoàn Hà Nội về việc triển khai nền tảng khai báo y tế điện tử, quản lý thông tin người ra vào địa điểm bằng mã QR.
Các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... bắt buộc phải tạo mã QR địa điểm tại trang qr.tokhaiyte.vn và kiểm soát người vào đơn vị bằng quét mã QR.
Người dân trên địa bàn bắt buộc phải quét mã QR khi vào các địa điểm công cộng, cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... Trường hợp không có điện thoại thông minh, người dân có thể sử dụng Căn cước công dân hoặc thẻ Bảo hiểm y tế có QR Code để quét mã.
Kích thước tối thiểu mã QR khi in ra được thống nhất là 15 x 15 cm với mã QR địa điểm và 5 x 5 cm đối với mã QR cá nhân.
Trong giai đoạn ứng dụng chính thức duy nhất trên điện thoại thông minh (tạm gọi là ứng dụng phòng, chống Covid - PcCovid) đang hoàn thiện, các tổ chức, cá nhân tại Hà Nội sẽ sử dụng 1 trong 4 ứng dụng gồm Bluezone, NCOVI, VHD, VNeID để tạo và quét mã QR.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… trên địa bàn Hà Nội không tạo mã QR địa điểm, được nhắc nhở quá 3 lần nhưng vẫn không thực hiện, sẽ bị yêu cầu tạm dừng hoạt động đến khi tạo điểm quét QR.
Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tổng số địa điểm quét mã QR đến ngày 29/9/2021: 464.079, tăng 198.491 địa điểm so với ngày 16/9/2021 (265.588 địa điểm) thời điểm bắt đầu nới lỏng giãn cách. Tổng số lượt quét mã QR trên phạm vi toàn Thành phố trong ngày là 400.446 lượt tăng 229.253 lượt/ngày so với ngày 16/9/2021, thời điểm bắt đầu nới lỏng giãn cách. Tổng số người đi/đến checkin tại các địa điểm quét QR trong ngày là 281.276 người, trung bình 7 ngày vừa qua là 202.751 người.
Tuy nhiên còn 4 xã không có lượt quét mã QR phát sinh trong ngày: Gia Lâm (xã Trung Mầu), Sóc Sơn (xã Tân Hưng), Thanh Oai (2 xã Cao Dương, Xuân Dương).
Số smartphone tại Hà Nội có cài đặt Bluezone trên tổng số smartphone đến 18 giờ ngày 28/9/2021 là trên 3,38 triệu (tỷ lệ 51%).
Theo báo Tin tức
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các hãng hàng không dừng mở bán vé máy bay trên các đường bay nội địa cho đến khi có thông báo mới.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các ngân hàng, tổ chức tín dụng tích cực triển khai các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước liên quan đến tiền tệ, tín dụng và lãi suất; đồng thời đẩy mạnh công tác huy động vốn, tập trung các giải pháp mở rộng đầu tư tín dụng đi đôi với tăng cường quản lý chất lượng tín dụng, cho vay các chương trình ưu tiên.
(HBĐT) - Chiều 27/9, lãnh đạo huyện Kim Bôi tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình nạn nhân bị lũ cuốn tại xã Xuân Thủy.
Chiều 27/9, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đã ký ban hành văn bản số 3242/UBND-KGVX, điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong tình hình mới trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(HBĐT) - Tỉnh Đoàn - Hội LHTN tỉnh phối hợp cùng với tổ chức phi chính phủ AEA (Pháp) vừa tổ chức chương trình tập huấn kỹ năng xây dựng và thuyết trình đề xuất ý tưởng kinh doanh cho các dự án lọt vào vòng chung khảo cuộc thi "Thách thức sáng kiến kinh doanh năm 2021”.
(HBĐT) - Tại trường THCS Lạc Lương, Ngân hàng NN&PTNT (Agribank) chi nhánh huyện Yên Thủy đã tổ chức trao tặng 10 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo vượt khó thuộc các trường tiểu học, trung học cơ sở Lạc Lương, Bảo Hiệu, Đa Phúc, Lạc Hưng, Lạc sỹ.