(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cao Phong đã tìm được hướng đi để xóa đói, giảm nghèo. Những năm qua, vốn chính sách tiếp tục đóng vai trò là "đòn bẩy” để người dân nơi đây vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế.


Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Cao Phong vẫn nỗ lực truyền tải kịp thời vốn vay đến hộ dân. 

Gia đình bà Mai Thị Thảo, xóm Đúng Thá, xã Thu Phong là một trong những hộ đã vượt lên đói nghèo nhờ sử dụng hiệu quả vốn chính sách. Trước đây, gia đình bà Thảo thuộc diện hộ nghèo, đời sống khó khăn vì thiếu vốn phát triển kinh tế. Năm 2018, được NHCSXH tạo điều kiện, gia đình bà vay 30 triệu đồng chăn nuôi trâu sinh sản, đời sống gia đình dần vơi đi khó khăn, đến năm 2021 chính thức thoát nghèo. Lúc này, gia đình bà Thảo tiếp tục được tạo điều kiện vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ mới thoát nghèo. Khoản vay lần này bà sử dụng trồng 150 cây nhãn. "Nhờ vốn chính sách gia đình có điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi. Đây là vốn vay rất quan trọng, giúp những hộ khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững” - bà Thảo chia sẻ. 

Cùng xóm với gia đình bà Thảo, hộ bà Lê Thị Hậu cũng đã tìm được hướng phát triển kinh tế phù hợp để dần thoát khỏi diện khó khăn. Trước khi được tiếp cận vốn chính sách, gia đình bà Hậu loay hoay trong việc tìm hướng phát triển kinh tế phù hợp sao cho đem lại hiệu quả cao. Năm 2020, thông qua tổ tiết kiệm và vay vốn xóm Đúng Thá, gia đình bà làm thủ tục vay 50 triệu đồng từ chương trình cho vay hộ cận nghèo của NHCSXH. Số tiền  dùng để cải tạo lại vườn và trồng 100 cây nhãn, 50 cây bưởi. Cũng trong năm 2020, gia đình bà tiếp tục được NHCSXH cho vay thêm 20 triệu đồng từ chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Nhờ đó, đời sống của gia đình dần cải thiện, chất lượng cuộc sống ngày một nâng cao hơn. 

Ngoài gia đình bà Hậu, bà Thảo thì có trên 600 hộ ở xã Thu Phong được vốn chính sách tiếp sức cho phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, với tổng dư nợ tín dụng chính sách hơn 17 tỷ đồng. Đồng chí Đặng Hoàng Hoán, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện cho biết: Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể, nhưng nhu cầu tiếp cận vốn chính sách để phát triển kinh tế của người dân vẫn rất cao. Do đó, thời gian qua, NHCSXH huyện đã tích cực nắm bắt nhu cầu vay vốn của người dân, thực hiện giải ngân kịp thời. Doanh số cho vay trong 10 tháng năm 2021 đạt trên 105 tỷ đồng, cho trên 3.000 lượt hộ vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách đạt trên 312 tỷ đồng, với trên 7.000 khách hàng còn dư nợ. 

Theo đồng chí Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện: Đến năm 2025, huyện Cao Phong phấn đấu về đích nông thôn mới nên trong thời gian tới, đơn vị tiếp tục tham mưu Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện ưu tiên nguồn vốn cho các xã về đích, để các hộ dân vay vốn xây dựng công trình nước sạch và vệ sinh đảm bảo tiêu chí về môi trường. Đồng thời, thực hiện các giải pháp tiếp tục giữ vững, nâng cao chất lượng tín dụng chính sách. Triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách tín dụng mới về cho vay người sử dụng lao động để trả lương cho người lao động ngừng việc, phục hồi sản xuất do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Viết Đào 

Các tin khác


16 giờ ngày 26/11, được phép lưu thông trên cầu Hòa Bình 2


(HBĐT) - Phó Giám đốc Sở GTVT Lê Ngọc Quản cho biết: 16 giờ ngày 26/11, các phương tiện được phép lưu thông qua cầu Hòa Bình 2. Tuy nhiên, các phương tiện và người tham gia giao thông lưu ý cần phải bảo đảm an toàn vì còn một số phần việc phụ phải hoàn thiện. 

Huyện Lương Sơn: Gắn đào tạo nghề với giải quyết việc làm

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn có khu công nghiệp nên thu hút được lực lượng lao động, ít có lao động phải đi làm xa. Cùng với đó là nỗ lực trong việc mở các lớp nghề đã giúp tình hình lao động, việc làm tại huyện ổn định, giảm mức độ ảnh hưởng của dịch Covid-19. 10 tháng năm nay, huyện giải quyết việc làm mới cho 1.777 lao động. Chương trình MTQG về việc làm thông qua các lĩnh vực phát triển KT-XH, xuất khẩu lao động, cho vay vốn quốc gia giải quyết việc làm được thực hiện tốt.

Trạm y tế xã Ngổ Luông xuống cấp trầm trọng 

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện 32 km, xã Ngổ Luông (Tân Lạc) là xã vùng sâu, vùng xa khó khăn nhất của huyện. Trạm y tế (TYT) xã được xây dựng từ năm 1988 đến nay đã trên 33 năm, xuống cấp trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc khám bệnh, điều trị cho bà con trong xã.

Điểm tựa cho trẻ mồ côi vì Covid-19

Dịch Covid-19 cướp đi sinh mạng của hơn 23 nghìn người Việt Nam. Tại các tỉnh vùng Tây Nam Bộ có hàng nghìn người mắc bệnh đã không qua khỏi. Thật đau xót, khi rất nhiều trẻ em đã mất cha hoặc mẹ, nhiều em mất cả cha lẫn mẹ phải sống côi cút nhờ vào sự đùm bọc của người thân, tình thương của xã hội.

Bệnh viện dã chiến đón 68 bệnh nhân Covid-19 vào điều trị

(HBĐT) - Ngay sau khi UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2737/QĐ-UBND, ngày 24/11/2021 về việc thành lập Bệnh viện dã chiến (BVDC) số 1 được đặt tại cơ sở 3, Trung tâm Y tế TP Hòa Bình, thuộc tổ 6, phường Kỳ Sơn để điều trị bệnh nhân Covid-19. Từ 21h ngày 24/11 - 4h ngày 25/11, BVDC đã được kích hoạt, thực hiện đón 52 ca F0 vào điều trị.

Xã Thu Phong: Tạo đồng thuận nhờ công khai, minh bạch

(HBĐT) - Việc thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) ở xã, phường, thị trấn theo Pháp lệnh số 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thời gian qua tại xã Thu Phong (Cao Phong) đã cho thấy những tín hiệu tích cực trên các mặt đời sống xã hội. Cấp ủy Đảng, chính quyền xã thể hiện rõ sự sát sao trong công tác chỉ đạo, điều hành, đảm bảo tính dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, lấy sự đồng thuận của Nhân dân làm thước đo cho việc thực hiện.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục