(HBĐT) - Số hộ nghèo còn rất ít, hầu hết là hộ có người mắc bệnh hiểm nghèo, diện bảo trợ xã hội, xã Phú Nghĩa là đơn vị đi đầu, điển hình của huyện Lạc Thủy trong thực hiện công tác giảm nghèo bền vững.

 


Gắn dạy nghề với tạo việc làm tại chỗ, lao động xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) được thu hút vào làm việc tại các cơ sở sản xuất trên địa bàn.

Cách đây 2 năm, chị Đinh Thị An, hội viên chi hội phụ nữ thôn Lão Nội được tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng chính sách. Với mức vay 50 triệu đồng, gia đình chị đầu tư chăn nuôi bò sinh sản. Điểm tựa đồng vốn cùng đức tính chịu thương, chịu khó đã giúp chị mau chóng ổn định đời sống, vươn lên thoát khỏi danh sách hộ nghèo năm 2020. Cùng thời gian này, các hộ hội viên phụ nữ nghèo khác, gồm: Nguyễn Thị Hà ở thôn Bến Nghĩa, Dương Ngọc Trâm ở thôn Bến Đình… cũng được vay vốn ưu đãi trong thời hạn 3 năm để phát triển sản xuất. Các hộ hội viên đều triển khai đầu tư đúng hướng, nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích và phát huy hiệu quả.

Theo đồng chí Chu Thị Thúy Hường, Chủ tịch Hội LHPN xã, giảm nghèo là chỉ tiêu quan trọng trong nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Hội, được gắn với nhiệm vụ "vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường”. Đặc biệt, Hội đã bám sát nội dung văn bản thỏa thuận ủy thác với Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng NN&PTNT để thực hiện và củng cố các tổ tiết kiệm, tổ vay vốn. Từ nguồn vốn nhận ủy thác trên 8 tỷ đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội, trên  30 tỷ đồng của Ngân hàng NN&PTNT đã giúp 1.164 hộ phát triển sản xuất, kinh doanh. Trong giai đoạn đã có hàng trăm lượt hộ hội viên phụ nữ nghèo thoát nghèo nhờ vốn vay. Nhiều hộ có điều kiện tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, vươn lên làm giàu chính đáng.

Trên địa bàn còn có một số thôn được thụ hưởng Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020. Qua việc triển khai hỗ trợ vật tư, cây, con giống đã góp phần cải thiện nguồn sinh kế cho các hộ. Một số chương trình, hoạt động khác cũng có ý nghĩa thúc đẩy công tác giảm nghèo tại địa phương. Từ năm 2016 đến nay, xã đã phối hợp tổ chức 12 lớp tập huấn kiến thức chuyển giao kỹ thuật cho gần 2.000 lượt hộ, 22 lớp học nghề chăn nuôi, may công nghiệp, trồng cây có múi cho 2.420 người, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 650 người.

Cùng với đó, các tổ chức hội, đoàn thể như Hội LHPN, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên xã đưa ra những chỉ tiêu giúp đỡ trực tiếp hộ nghèo bằng các hình thức giúp đỡ đa dạng, thiết thực như: Giúp ngày công lao động, hỗ trợ vốn, kiến thức KH-KT, cây, con giống để phát triển kinh tế. Điển hình là phong trào "Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”, từ nguồn vốn vay dự án hỗ trợ chăn nuôi lợn của Hội LHPN tỉnh đang quản lý 150 triệu đồng cho 15 hộ hội viên nghèo trên địa bàn vay.

Theo thống kê, hộ nghèo của xã hiện được vay phát triển sản xuất với gần 1,4 tỷ đồng, hộ cận nghèo trên 2,8 tỷ đồng, hộ đã thoát nghèo gần 5,9 tỷ đồng. Ngoài ra, các hộ còn được vay vốn chương trình hỗ trợ học sinh, sinh viên, NS&VSMT. Đồng chí Màu Đăng Ưng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Với những nỗ lực, quyết tâm của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể và Nhân dân, công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương đạt kết quả cao. Bình quân thu nhập đầu người năm 2020 của xã đạt 51 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 2,5%. Công tác giảm nghèo bền vững đã góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đảng bộ xã. Đặc biệt, trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng NTM, xã là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh và phấn đấu đạt chuẩn NTM kiểu mẫu vào năm 2025.           


 Bùi Minh

Các tin khác


Chung tay phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em

HBĐT) - Trong cuộc sống hàng ngày luôn tiềm ẩn những tình huống bất ngờ, nguy hiểm, khó lường trước được hậu quả có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất kỳ nơi đâu với tất cả mọi người. Điều này lại càng nguy hiểm đối với trẻ em bởi đây là đối tượng chưa đủ kiến thức, kỹ năng để xử lý tình huống nên rất dễ xảy ra các vụ việc tai nạn thương tích (TNTT). Vì thế, bảo đảm an toàn cho trẻ em không chỉ là trách nhiệm của mỗi gia đình mà cần sự chung tay của toàn xã hội, mang đến môi trường sống thật sự an toàn, lành mạnh, thân thiện để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ, tinh thần.

Huyện Cao Phong: Giảm nghèo bền vững nhờ vốn chính sách

(HBĐT) - Nhờ vốn vay ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Cao Phong đã tìm được hướng đi để xóa đói, giảm nghèo. Những năm qua, vốn chính sách tiếp tục đóng vai trò là "đòn bẩy” để người dân nơi đây vượt khó, vươn lên phát triển kinh tế.

Hội Chữ thập đỏ thành phố Hòa Bình: Trao 10 căn nhà “Chữ thập đỏ” cho các hộ nghèo trên địa bàn

(HBĐT) - Ngày 26/11, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) thành phố Hòa Bình tổ chức chương trình gắn biển, trao nhà "Chữ thập đỏ” cho các hộ nghèo trên địa bàn.

Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ huyện Lạc Sơn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021-2016

(HBĐT) - Ngày 26/11, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Lạc Sơn tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021-2026. Dự hội nghị có lãnh đạo Hội CTĐ tỉnh, UBND huyện.

Bàn giao 2 xe cứu thương cho Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn, Lạc Thủy

(HBĐT) - Chiều 26/11, tại trụ sở UB MTTQ tỉnh, Ban Thường trực UB MTTQ tỉnh, Ban Quản lý Quỹ phòng, chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh đã tổ chức bàn giao 2 xe cứu thương hãng Huyndai, trị giá 2,143 tỷ đồng cho Trung tâm Y tế huyện Lạc Sơn và Lạc Thủy. Tham dự có lãnh đạo UB MTTQ tỉnh, Sở Y tế, Trung tâm Y tế 2 huyện.

Ban quản lý Chương trình vùng Mai Châu tổng kết năm tài chính 2021

(HBĐT) - Ngày 26/11, Ban quản lý Chương trình vùng Mai Châu tổ chức hội nghị tổng kết năm tài chính 2021, triển khai kế hoạch hoạt động năm tài chính 2022.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục