(HBĐT) - Trẻ em là đối tượng thường hiếu động, tò mò, thích khám phá nhưng chưa lường hết được các mối nguy hiểm nên rất dễ bị tai nạn thương tích (TNTT). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các vụ việc TNTT ở trẻ em, có thể do sự bất cẩn, chủ quan, lơ là của người lớn hay môi trường sống của trẻ chưa thật sự an toàn… Vì vậy, để góp phần giảm thiểu các vụ việc TNTT ở trẻ em rất cần có sự chung tay của toàn xã hội.



Đoàn xã Kim Bôi (Kim Bôi) gắn biển cảnh báo phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em.

Thời gian qua, mặc dù các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh không ngừng quan tâm đến công tác chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em, tuy vậy, các vụ việc trẻ em bị TNTT vẫn tiếp tục tái diễn, thậm chí có diễn biến phức tạp. Năm 2021, có 303 trẻ bị TNTT, trong đó, 39 trẻ tử vong (32 trẻ tử vong do tai nạn đuối nước tại các huyện: Lạc Sơn, Yên Thủy, Đà Bắc, Kim Bôi, Lạc Thủy, Cao Phong). Năm 2020, toàn tỉnh có 303 trẻ bị TNTT, 25 trẻ tử vong (18 trẻ tử vong do đuối nước). Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị TNTT, một phần do các em thiếu kỹ năng trong môi trường nước, kỹ năng bơi lội, xử lý tình huống khi bị TNTT; sự chủ quan của một số gia đình hoặc thiếu sự quan tâm, quản lý, giám sát, để trẻ tự do vui chơi gần những nơi có mối hiểm họa về TNTT, đuối nước; địa hình đồi núi hiểm trở, nhiều sông, suối, ao, hồ chưa có rào chắn, biển cảnh báo, biển cấm; điểm vui chơi, giải trí an toàn dành cho trẻ em còn ít. Hết năm 2021, toàn tỉnh có 62/151 xã, phường, thị trấn có điểm vui chơi cho trẻ em. Số liệu này cho thấy thực tế hiện nay, các sân chơi an toàn dành cho trẻ em quá ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của trẻ, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Đuối nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ em tử vong do TNTT. Trên địa bàn phường Thịnh Lang (TP Hòa Bình) tiếp giáp với sông Đà, có khu vực bãi cát Thịnh Minh, thời gian qua đã phát sinh một số điểm tắm tự phát, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn đuối nước, nhất là đối với trẻ em. Đồng chí Nguyễn Thúy Quỳnh, Bí thư Đoàn phường cho biết: "Công tác chăm sóc, bảo vệ an toàn cho trẻ em khỏi TNTT là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và toàn xã hội, Đoàn phường Thịnh Lang đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp góp phần phòng, chống TNTT trẻ em như: chỉ đạo các chi đoàn chủ động quản lý thanh, thiếu niên, nhi đồng; phối hợp tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật Giao thông đường bộ cho học sinh trường TH& THCS Thịnh Lang; tuyên truyền, hướng dẫn kỹ năng phòng, chống đuối nước, TNTT, phòng chống xâm hại trẻ em; duy trì mô hình cổng trường an toàn giao thông tại trường TH&THCS Thịnh Lang; tổ chức cắm biển cảnh báo tại một số khu vực nguy hiểm… Song song với đó tận dụng tối đa sự phát triển của mạng xã hội và hệ thống loa truyền thanh tại địa phương nhằm tiếp cận sâu rộng với trẻ em, phụ huynh, những người chăm sóc trẻ...”.
TNTT ở trẻ em còn nhiều nguyên nhân khác như: Bỏng, động vật cắn, ngã, điện giật, ngộ độc… đều có thể xảy ra. Ngôi nhà là nơi an toàn để trẻ sinh sống nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây thương tích cho trẻ nếu người lớn không kiểm soát tốt. Như trường hợp của bé B.T.N.D, sinh năm 2019, xã Suối Hoa (Tân Lạc) không may ngồi vào nồi canh đang sôi nên bị bỏng rất nặng…
Từ thực trạng các vụ việc trẻ em bị TNTT cho thấy việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ hết sức cần thiết. Nhưng quan trọng hơn cả là vai trò của mỗi gia đình trong việc đảm bảo an toàn cho con em mình. Chị Nguyễn Linh, xóm Bảm, xã Tây Phong (Cao Phong) chia sẻ: "Trên địa bàn xã xảy ra vụ việc đuối nước làm 4 trẻ tử vong, từ vụ việc thương tâm đó, gia đình tôi đã có nhiều thay đổi trong việc chăm sóc, giám sát, quản lý con. Đồng thời cải thiện không gian sống tại gia đình nhằm giảm thiểu khả năng gây TNTT; hướng dẫn con cách nhận biết, tránh các mối nguy hiểm như: Ổ điện, bếp ga, nước sôi, động vật, sông, suối; khuyến khích con tham gia những hoạt động lành mạnh, an toàn… Với cá nhân tôi, hầu hết các TNTT đều có thể phòng tránh được nếu người lớn xác định được nguyên nhân, nâng cao nhận thức, thay đổi hành động, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ”.

Linh Nhật

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục