Tại nhiều địa phương trên cả nước, lực lượng chức năng liên tiếp thu giữ kit test COVID-19 không rõ nguồn gốc, xuất xứ.



Lực lượng chức năng kiểm tra số kit test COVID-19 thu giữ. Ảnh: QLTT.
Ngày 9/3,  Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Cao Bằng phối hợp Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Cao Bằng bắt giữ 1.000 bộ kit test COVID-19 nhập lậu.

Cụ thể, vào hồi 9 giờ 42 phút, ngày 9/3, lực lượng chức năng của hai đơn vị đã phát hiện 1 xe ô tô taxi mang biển kiểm soát 11A-02867 dừng đỗ trước một cửa hàng kinh doanh thời trang, đang vận chuyển nhiều hộp hàng hóa, nghi là kit test, lên xe.

Lực lượng chức năng kiểm tra xe ô tô trên do lái xe Hoàng Thanh Hướng, sinh năm 1970, trú tại tổ 6, phường Ngọc Xuân, thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng điều khiển, phát hiện 1.000 bộ kit test nhanh COVID-19. Lái xe này khai nhận toàn bộ số hàng là của chủ shop Nga Hoàng, tại tổ 10, phường Sông Hiến, TP Cao Bằng, tỉnh Cao bằng thuê vận chuyển.

Bà Hoàng Thị Nga (chủ shop Nga Hoàng) khai nhận toàn bộ số kit test này được mua trôi nổi trên mạng và đem về bán lại để kiếm lời, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ.

Đội QLTT số 1 - Cục QLTT tỉnh Cao Bằng và Phòng cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Cao Bằng đã lập biên bản sự việc và đưa người, phương tiện cùng toàn bộ số hàng trên về trụ sở làm việc. Vụ việc được lực lượng chức năng tiếp tục điều tra và xử lý.

Trước đó, ngày 7/3, Đội QLTT số 6 - Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh phối hợp Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Hà Tĩnh, Công an xã Thạch Trị (Thạch Hà) kiểm tra 950 kit test COVID-19 mang nhãn hiệu Testsealabs Rapid Test kit COVID-19 Antigen Test Cassette (do nước ngoài sản xuất) của anh N.Đ.S (SN1989, trú tại xã Thạch Trị, Thạch Hà).

Tại thời điểm kiểm tra, chủ số hàng trên không xuất trình được bất kỳ hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa và khai nhận, số hàng trên do chị gái gửi từ Thái Lan về để bán kiếm lời nên không có hóa đơn, chứng từ. Lực lực lượng chức năng lập biên bản tạm giữ số hàng hóa trên.

Ngày 5/3, Đội QLTT số 5, Cục QLTT tỉnh Hưng Yên phối hợp Đội Chống buôn lậu, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Hưng Yên đã kiểm tra và tạm giữ 1.900 bộ kit test nhanh COVID-19 của ông Phạm Sỹ Nhất, sinh năm 1985, địa chỉ thường trú tại phường Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.

Toàn bộ số hàng hóa trên do nước ngoài sản xuất, trên nhãn thể hiện xuất xứ China (Trung Quốc). Tại thời điểm lực lượng chức năng kiểm tra, chủ hàng không xuất trình được hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan đến số hàng hóa nêu trên.

Chủ hàng khai nhận đã tìm mua trên mạng xã hội Zalo về để bán lại. Lực lượng chức năng đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để xác minh và xử lý.

Để ngăn chặn tình trạng kit test COVID-19 trôi nổi, ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã có văn bản gửi Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường kiểm tra, kiểm soát mặt hàng bộ xét nghiệm COVID-19.  Trong thời gian gần đây, các kênh truyền thông và mạng xã hội phản ánh có hiện tượng một số người buôn bán mặt hàng bộ xét nghiệm và các sản phẩm thuốc điều trị COVID-19 chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép lưu hành, có dấu hiệu nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng.  

Do đó Tổng cục QLTT yêu cầu các đội QLTT chủ động thu thập thông tin, tăng cường quản lý địa bàn để chủ động phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi buôn bán mặt hàng bộ xét nghiệm, thuốc điều trị COVID-19 không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo chất lượng...


                                                 Theo Baotintuc

Các tin khác


Hiệu quả từ các hoạt động Dự án VIE071

Sau 3 năm triển khai (2021 - 2024), dự án "Giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương về thu nhập và sức khỏe của người cao tuổi (NCT) tại Việt Nam” (VIE071) đã hoàn thành mục tiêu thành lập 30 câu lạc bộ (CLB) Liên thế hệ tự giúp nhau (LTHTGN) trên địa bàn tỉnh. Mô hình sau khi đưa vào hoạt động đã, đang tăng cường sự tham gia của NCT trong các hoạt động chăm sóc sức khỏe, tăng nhu nhập… trong cộng đồng xã hội. Từ đó nhanh chóng thích ứng với xu hướng già hóa dân số, đồng thời giúp NCT sống vui - khỏe - hạnh phúc.

Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục