(HBĐT) - Thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP, ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19", các doanh nghiệp (DN) chủ động kích hoạt các biện pháp phòng, chống dịch và áp dụng các biện pháp sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới. Đồng thời, tỉnh có nhiều chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) do ảnh hưởng dịch Covid-19.


Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh trao đổi, nắm bắt thông tin nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp ảnh hưởng dịch Covid-19.

Thực hiện kế hoạch tổ chức ngày hội "Mùa xuân việc làm năm 2022", Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức 2 phiên giao dịch việc làm online và phối hợp các huyện tổ chức 19 cuộc tư vấn, giới thiệu việc làm. Qua các buổi tư vấn đã giới thiệu được 419 lao động đăng ký tuyển dụng với các đơn vị, DN, 34 lao động đăng ký học nghề và 23 lao động đăng ký xuất khẩu lao động. Trong đó, có 154 lao động đã được các đơn vị, DN tuyển dụng.

Đồng chí Vũ Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh cho biết: Để đáp ứng nhu cầu "người tìm việc - việc tìm người", khởi động lại thị trường lao động sau đại dịch, Trung tâm đẩy mạnh công tác tư vấn, giới thiệu việc làm và hỗ trợ NLĐ tìm việc làm. Ở đây chúng tôi hướng mạnh vào kết nối cung - cầu lao động. Vì vậy, một mặt đẩy mạnh xúc tiến giới thiệu các DN về tỉnh tuyển dụng lao động, mặt khác, chúng tôi phối hợp một số cơ quan chức năng như Ban Quản lý, Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh, phòng LĐ-TB&XH các huyện, thành phố rà soát, lập danh sách, thống kê trình độ tay nghề, nhu cầu tìm việc làm trở lại để từ đó tổ chức các phiên tư vấn, giới thiệu việc làm cho DN và NLĐ.

Cùng với việc tổ chức giới thiệu việc làm cho NLĐ, tỉnh cũng kịp thời triển khai các chính sách hỗ trợ NLĐ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tính đến nay, tỉnh đã hỗ trợ lao động bị tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương do ảnh hưởng dịch Covid-19; hỗ trợ NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Cụ thể, đã phê duyệt hỗ trợ 1.866 lao động bị tạm hoãn việc do dịch với tổng kinh phí hơn 4,9 tỷ đồng; hoàn thành chi trả 1.815 người với mức hỗ trợ hơn 4,7 tỷ đồng. Hỗ trợ 4 lao động chấm dứt hợp đồng lao động do ảnh hưởng dịch Covid-19, kinh phí hơn 9 triệu đồng. Tỉnh cũng đã hỗ trợ cho 911 lao động tự do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, kinh phí hơn 1,4 tỷ đồng.

Dịch Covid-19 không chỉ ảnh hưởng đến NLĐ mà đã tác động xấu đến nhiều DN trên địa bàn. Trong đó, nhiều DN bị đứt gãy chuỗi cung ứng cũng như khó khăn cho đầu ra của sản phẩm. Nhằm nỗ lực giúp các DN quay trở lại ổn định sản xuất, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành triển khai gấp rút chính sách hỗ trợ DN. Trong đó, thực hiện Nghị quyết số 68 và Nghị quyết số 126 của Chính phủ, UBND tỉnh đã phê duyệt và giải ngân cho 11 DN hỗ trợ vay vốn trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất với tổng số vốn hơn 5,2 tỷ đồng. Thực hiện giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho 1.465 đơn vị,  tổng số 41.188 lao động được giảm mức đóng trong thời gian 12 tháng, tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng. Ngoài ra, hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất do đại dịch Covid-19 cho 190 lao động, với mức hỗ trợ 12 tháng hơn 1,6 tỷ đồng. Ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp, nhằm đưa ra giải pháp mang tính bền vững, lâu dài trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, tỉnh tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ DN, người sử dụng lao động đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho NLĐ.

Theo nhận định của Ban chỉ đạo phòng chống dịch   Covid-19 tỉnh, trong thời gian tới, dự kiến các ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng cao. Mặt khác, nhu cầu đi lại, tổ chức các hoạt động lễ hội, mở cửa phát triển kinh tế... dễ dẫn đến tình trạng dịch bệnh lây lan nhanh và rộng hơn. Điều này gây áp lực lên hệ thống y tế cơ sở và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn. Vì vậy, để đảm bảo sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống người lao động, hạn chế tối đa hậu quả của dịch bệnh đối với NLĐ - nhóm đối tượng bị ảnh hưởng lớn nhất bởi đại dịch, các cấp, ngành, địa phương, đặc biệt là các DN cần tăng cường hơn nữa các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong DN, hạn chế nguy cơ lây nhiễm lần 2.

                                                              Phương Linh

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục