(HBĐT) - Thông tin phát đi được các báo dẫn nguồn từ Sở Xây dựng tỉnh Hoà Bình, trên địa bàn tỉnh đang tồn tại hàng loạt dự án không phép, chưa đủ điều kiện kinh doanh bất động sản (BĐS) được rao bán rầm rộ trên các trang mạng xã hội với những lời quảng cáo đường mật nhằm lôi kéo khách hàng. Cũng lại thông tin trong tuần qua, chính quyền một số địa phương trong tỉnh đã ráo riết chỉ đạo tháo dỡ hàng loạt dự án vi phạm các quy định của pháp luật về xây dựng, nhà ở, BĐS...

Lẽ dĩ nhiên dư luận phản ứng trước các thông tin có vẻ trái ngược nhau về "kẻ xây, người đập” này là rất khác nhau. Nhiều người hoan nghênh việc làm quyết liệt của chính quyền nhằm lập lại trật tự pháp luật và cho rằng, việc tháo dỡ các công trình sai phạm là việc phải làm để không chỉ đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật, mà còn bảo vệ lợi ích của người mua nhà (dù mua để ở hay kinh doanh) và hơn nữa bảo đảm sự minh bạch, lành mạnh cho thị trường BĐS vốn đang rất sôi động hiện nay. Việc chính quyền ra tay quyết liệt với dự án vi phạm cũng được cho là bước tiến quan trọng trong nhận thức và hành động, vì nó khắc phục được tình trạng xử lý nửa vời theo kiểu phạt cho tồn tại vốn rất phản cảm với dư luận Nhân dân trong thời gian dài vừa qua.

Tuy vậy, nhìn đống tài sản hàng chục thậm chí hàng trăm tỷ đồng bị phá dỡ không thương tiếc thì ai cũng thấy xót của. Bởi lẽ tài sản dù sở hữu của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào thì đó cũng là tài sản được kết tinh từ công sức lao động và là bộ phận cấu thành tài sản của xã hội, của đất nước nên không thể cứ nói phá là phá ngay được. Đó là chưa kể có không ít dự án đã được giao dịch thành công với lập lờ các quy định của pháp luật như xây và chuyển nhượng nhà, đất ở nông thôn hay đại loại như vậy thì việc phá dỡ thật không dễ dàng gì.

Câu hỏi dư luận đặt ra là khi các chủ đầu tư những dự án (tạm gọi là không phép) chuẩn bị xây dựng thì chính quyền đang ở đâu? Và chỉ khi khối tài sản khổng lồ hiển hiện ra trước mắt, thậm chí kéo dài nhiều năm với sự phản ánh của dư luận thì các cơ quan nhà nước mới xuất hiện làm cái việc lẽ ra phải làm sớm hơn, đó là thanh tra, đình chỉ và... phá dỡ. Liệu có giải pháp nào để ngăn chặn từ sớm, từ xa những vi phạm pháp luật? Lỗ hổng nào về pháp luật hay về trách nhiệm, năng lực quản lý của các cơ quan Nhà nước?

Sổ tay người giám sát cho rằng, những câu hỏi dư luận đặt ra với chính quyền không phải là không có cơ sở. Theo quy định của pháp luật hiện hành, để xây dựng được một công trình thì người dân, doanh nghiệp phải trải qua hàng loạt các thủ tục hành chính như thủ tục về đất đai, xây dựng, môi trường, quy hoạch, kiến trúc, điện nước và kết nối hạ tầng dùng chung… Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước từ cấp chính quyền cơ sở đến các cơ quan quản lý chuyên ngành với đội ngũ cán bộ, công chức hùng hậu… Vậy nhưng cả chục dự án không phép vẫn mọc lên theo kiểu "con voi chui lọt lỗ kim".

Thiết nghĩ, thái độ quyết liệt của chính quyền nhằm lập lại trật tự pháp luật là rất kịp thời, đáng hoan nghênh và đây cũng là hồi chuông cảnh báo hậu quả nhãn tiền cho thói làm ăn coi thường, bất chấp pháp luật của không ít người. Song, để không còn cảnh bất đắc dĩ đập phá những dự án không phép, sai phép thì việc tăng cường tuyên truyền nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho người dân; trách nhiệm lãnh đạo của các cấp uỷ, quản lý của các cấp chính quyền; vai trò thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng, đặc biệt phát huy vai trò giám sát của các cơ quan dân cử, của MTTQ các cấp và Nhân dân mới là điều căn cốt.

N.T.S

Các tin khác


Điểm sáng phát triển bảo hiểm y tế ở thành phố Hòa Bình

Năm 2023, toàn tỉnh có 840.451 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 6,4% so với năm 2022, đạt 100,2% kế hoạch giao; tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 95,23% dân số (vượt 0,03% so với chỉ tiêu được giao năm 2023 tại Quyết định số 546/QĐ-TTg, ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ).

Báo Nhân Dân tặng bạn đọc 100.000 bản phụ san tranh panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ

Đáp ứng mong đợi của bạn đọc cả nước, Báo Nhân Dân đã quyết định in thêm 100.000 bản tranh panorama "Chiến dịch Điện Biên Phủ” từ nguồn xã hội hóa. Từ ngày 20/5, bạn đọc có thể nhận phụ san đặc biệt tại cơ quan thường trú Báo Nhân Dân ở các tỉnh, thành phố.

Chính thức trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất Chính phủ ban hành Nghị định điều chỉnh tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7, trùng với thời điểm tăng lương khu vực Nhà nước.

Đa dạng kênh giải quyết việc làm cho người lao động

Đó là giải pháp quan trọng được tỉnh Hòa Bình quan tâm, thúc đẩy nhằm phát triển thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, giúp người lao động (NLĐ) nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê hàng năm, toàn tỉnh có khoảng 10.000 người bước vào độ tuổi lao động có nhu cầu việc làm, chưa kể lao động muốn chuyển đổi, tìm kiếm việc làm mới. Trong khi đó, khả năng tuyển dụng của các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trên địa bàn khoảng 4.000 lao động/năm, số còn lại chủ động tìm công việc.

“Bầu ơi thương lấy bí cùng”

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nét đẹp văn hóa đó được bồi đắp qua các thế hệ và mỗi khi được khơi dậy mạnh mẽ tạo thành nguồn lực to lớn giúp đỡ đồng bào khó khăn. Đúng như tinh thần "lá lành đùm lá rách”, "lá rách ít đùm là rách nhiều”, "bầu ơi thương lấy bí cùng”…

Tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án 250

Sáng 17/5, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết thi hành Luật Giám định tư pháp và Đề án tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động giám định tư pháp (Đề án 250). Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có các đồng chí: Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Mai Lương Khôi, Thứ trưởng Bộ Tư pháp. Dự tại điểm cầu tỉnh ta có đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục