(HBĐT) - Trong ánh đèn nhấp nháy, tiếng nhạc sàn chát chúa, tiếng thủy tinh đanh lảnh sau mỗi lần chạm ly... Nhưng không khó để tôi nghe rõ cuộc giao dịch "mua áo, bán quần” giữa anh bạn và "đào” công khai nơi phòng hát của một quán karaoke giữa lòng TP Hòa Bình... Cuộc giao dịch kết thúc cũng là lúc những "đôi bàn tay vàng” rung theo điệu nhạc trên phần da thịt trần trụi.


Lực lượng chức năng bắt giữ các đối tượng hoạt động mại dâm tại nhà nghỉ Thu Thủy, xóm Đỉnh Cun,
 xã Thu Phong (Cao Phong).

Theo Đại tá Trần Mạnh Hải, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh), tệ nạn mại dâm (TNMD) trên địa bàn tỉnh tuy không nổi cộm nhưng còn tiềm ẩn nhiều phức tạp. Theo thống kê, hiện trên địa bàn tỉnh có 1.115 cơ sở kinh doanh, dịch vụ dễ bị lợi dụng hoạt động mại dâm (HĐMD). Trong đó, có 10 cơ sở massage, 350 cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, 150 quán cafe giải khát, 45 khách sạn, 420 nhà nghỉ, 140 điểm du lịch loại hình homestay. Trong năm 2021, lực lượng chức năng toàn tỉnh đã phát hiện, bắt 11 vụ, 47 đối tượng liên quan đến HĐMD. 

Điển hình như ngày 6/1/2021, tại xã Đồng Tân, Công an huyện (CAH) Mai Châu phá chuyên án, bắt quả tang 2 đôi nam nữ mua bán dâm (MBD) tại phòng trọ của Lý Thị Lâm, trú tại xã Đồng Tân. Qua đấu tranh các đối tượng khai nhận MBD dưới sự sắp xếp của Lâm. Ngày 24/3/2021, tại nhà Trần Văn Đủ, trú tại xã Hòa Sơn, CAH Lương Sơn phát hiện, bắt quả tang 2 đôi nam nữ MBD dưới sự sắp xếp của Trần Văn Đủ; ngày 6 và 19/4/2021, cũng tại xã Hòa Sơn, Công an huyện tiếp tục bắt quả tang tại 2 phòng của quán cafe do Nguyễn Phương Thảo Linh, trú tại huyện Ba Vì (TP Hà Nội) làm chủ tổ chức cho 2 đôi nam nữ MBD, 3 đôi nam nữ MBD tại quán cà phê do Lê Thị Hương và Phan Tiến Đạt, thường trú tại huyện Trấn Yên (Yên Bái) làm chủ; ngày 21/6/2021, tại nhà nghỉ Như Ý thuộc tổ 16, phường Tân Thịnh, Công an TP Hòa Bình phá 2 chuyên án, bắt 7 đối tượng HĐMD (trong đó 3 đối tượng môi giới, 4 đối tượng MBD); ngày 26/6/2021, tại quán cafe Tùng Dương thuộc xã Đông Bắc, Công an huyện Kim Bôi phối hợp Phòng PC02, PA07 (Công an tỉnh) phát hiện, bắt 3 đối tượng HĐMD (trong đó 2 đối tượng MBD, 1 đối tượng môi giới); Ngày 6/9/2021, tại nhà nghỉ Thu Thủy,  xã Thu Phong và nhà nghỉ K2, xã Tây Phong (Cao Phong), CAH Cao Phong chủ trì, phối hợp Phòng PC02, PA06 phá chuyên án HĐMD và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, bắt quả tang 3 đôi nam nữ MBD tại 3 phòng ở nhà nghỉ Thu Thủy và 9 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy tại nhà nghỉ K2; ngày 24/12/2021, tại khách sạn Sakura, Công an TP Hòa Bình phối hợp Phòng PC02, Cục C02 (Bộ Công an) bắt quả tang 6 đối tượng MBD; ngày 28/1/2022, tại khách sạn AP Plaza, Phòng PC02 phá chuyên án, bắt quả tang 2 đôi nam nữ MBD, điều tra mở rộng bắt, tạm giữ hình sự 3 đối tượng môi giới mại dâm... Đại tá Trần Mạnh Hải cho biết: Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã tập trung đấu tranh mạnh với loại tội phạm này. Theo thống kê, giai đoạn 2016 - 2021, lực lượng chức năng đã đấu tranh, triệt phá 46 vụ liên quan đến HĐMD, bắt 191 đối tượng hoạt động mại dâm. Kết quả đó cho thấy, công tác đấu tranh với loại tội phạm này luôn được các cấp, ngành, địa phương chú trọng. Tuy nhiên, để đấu tranh với tội phạm, TNMD vẫn còn rất nhiều khó khăn.

Theo đánh giá của Sở LĐ-TB&XH, tình hình TNMD trên địa bàn tỉnh thời gian qua có những chuyển biến tích cực, không phát sinh các tụ điểm nóng gây bức xúc trong dư luận, tuy nhiên vẫn còn có những diễn biến phức tạp tại các cơ sở kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, điểm massage, karaoke và một số khu du lịch. HĐMD ở các địa bàn giáp ranh, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm mặc dù đã giảm nhưng tính chất, mức độ, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, trá hình. Phương thức hoạt động mại dâm và môi giới mại dâm được thực hiện dưới nhiều hình thức. Trong đó nổi lên là tình trạng gái gọi, gái bao, dịch vụ phục vụ karaoke, quán ăn... vẫn là chủ yếu. Đối tượng bán dâm thường xuyên thay đổi địa bàn hoạt động, không có nơi cư trú ổn định nên rất khó kiểm soát, dẫn đến việc khó khăn trong công tác kiểm tra, đấu tranh, triệt phá. Kết quả rà soát năm 2021, toàn tỉnh có 21 người tham gia HĐMD có hồ sơ quản lý; số phụ nữ vắng mặt ở địa phương không rõ lý do, địa chỉ là 174 người. Trên địa bàn tỉnh hiện còn 1 tụ điểm, địa bàn phức tạp về HĐMD thuộc xã Hòa Sơn (Lương Sơn). Tuy nhiên, theo đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, thống kê trên cũng chỉ mang tính tương đối, con số thực tế có thể còn cao hơn. Do tình hình hoạt động của tội phạm và TNMD rất khó kiểm soát bởi tính phức tạp, tinh vi và trá hình.

Xuất phát từ thực tế đó, thời gian qua, các cấp, ngành, địa phương tập trung đẩy mạnh tuyên truyền. Với quan điểm đưa công tác tuyên truyền phòng, chống TNMD ngày càng sâu rộng, tạo đồng thuận từ cấp ủy, chính quyền đến các tầng lớp nhân dân. Thời gian qua, thực hiện chương trình hành động phòng, chống mại dâm (PCMD) của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố đã triển khai kế hoạch PCMD đến các xã, phường, thị trấn; củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu PCMD trong tình hình mới. "Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền PCMD sâu rộng đến xã, phường, thị trấn, khu dân cư, giúp người dân có nhận thức đúng về TNMD, ảnh hưởng của TNMD đến đời sống xã hội. Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh đã tổ chức được ít nhất một hình thức tuyên truyền về PCMD và duy trì thường xuyên; 100% huyện, thành phố xây dựng kế hoạch lồng ghép, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ PCMD với các chương trình KT-XH tại địa phương” - đồng chí Nguyễn Thị Linh Ngọc, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH chia sẻ.    

Vũ Phong


Các tin khác


Cả nước đang triển khai 339 dự án nhà ở xã hội quy mô khoảng 371.500 căn hộ

Để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về chính sách trong thực tiễn, Bộ Xây dựng đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 49/2021/NĐ-CP ngày 1/4/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, theo đó cơ bản đã giải quyết được những bất cập, hạn chế thời gian qua.

Công ty Bảo Việt nhân thọ Hòa Bình tri ân khách hàng

(HBĐT) - Với tôn chỉ hoạt động là "Bảo Việt – bảo đảm lợi ích Việt”, vừa qua, tại Công ty Bảo Việt Nhân thọ (BVNT) Hòa Bình tổ chức hội nghị tri ân khách hàng với sự tham gia của gần 300 khách hàng toàn tỉnh.

Chủ xe được đăng ký, bấm biển số xe ô tô tại công an cấp huyện

Kể từ ngày 21/5/2022, nếu có thông báo của công an cấp huyện thì người mua ô tô không cần đến Công an tỉnh để làm thủ tục đăng ký.

Huyện Mai Châu: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

(HBĐT) - Năm 2021, để khắc phục những ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bảo hiểm xã hội (BHXH) huyện Mai Châu đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, quan tâm, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).

Nông dân xã Phú Lai sử dụng hiệu quả vốn chính sách

(HBĐT) - Tín dụng chính sách xã hội là công cụ hữu hiệu thực hiện tốt công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Những năm qua, Hội Nông dân (HND) xã Phú Lai (Yên Thủy) đã tích cực phối hợp uỷ thác thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) chi nhánh huyện để đưa nguồn vốn tín dụng chính sách đến hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn. Nhờ đó, nguồn vốn ưu đãi đã góp phần hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, từng bước ổn định kinh tế và vươn lên thoát nghèo.

Trên 1.300 người đăng ký tham gia hiến máu tình nguyện tại thành phố Hòa Bình

(HBĐT) - Ngày 18/4, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Vận động hiến máu tình nguyện (HMTN) tỉnh, BCĐ Vận động HMTN thành phố Hòa Bình phối hợp với Viện Huyết học - Truyền máu T.Ư tổ chức Ngày hội HMTN năm 2022 tại Nhà văn hoá thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục